Bài 12.1;12.2;12.3;12.4;12.5;12.6 trang 24 SBT Hóa học 12

Câu 12.1.

Có bao nhiêu amin bậc ba có cùng công thức phân tử C6H15N ?

A.3 chất.                                    B. 4 chất.

C. 7 chất.                                    D. 8 chất.

Lời giải


(CH3)2NCH2CH(CH3)2

 (CH3)2NCH2CH2CH2CH3

(CH3)2NCH(CH3)CH2CH3

(CH3)2NC(CH3)3

C2H5N(CH3)CH2CH2CH3

C2H5N(CH3)CH(CH3)2

C2H5N(C2H5)2   

=> Chọn C

Câu 12.2.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2 ?

A. Phenylamin                            

B. Benzylamin.

C. Anilin                                   

D. Phenylmetylamin.

Benzylamin:  C6H5-CH2-NH2

=> Chọn B

Câu 12.3.

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N ?

A. 3 chất                                    B. 4 chất

C. 5 chất                                    D. 6 chất

CH3CH2CH(NH2)COOH

CH3CH(NH2)CH2COOH

NH2CH2CH2CH2COOH

(CH3)2C(NH2)COOH

H2NCH2(CH3)CHCOOH

=> Chọn C

Câu 12.4.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH ?

 A.Axit 2-metyl-3-aminobutanoic.

 B.Valin.

 C.Axit 2-amino-3-metylbutanoic

 D. Axit α-aminoisovaleric.

Valin là tên thường , Axit 2-amino-3-metylbutanoic là tên thay thế , Axit α-aminoisovaleric là tên bán hệ thống của CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH

=> Chọn  A

Câu 12.5

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Phân tử mọi amin đều có số lẻ nguyên tử hiđro.

B. Dung dịch mọi amin đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.

C. Lực bazơ của đimetylamin mạnh hơn metylamin.

D. Lực bazơ của điphenylamin yếu hơn phenylamin.

Anilin có tính bazơ nhưng không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein do tính bazơ của nó yếu hơn amoniac. 

=> Chọn B

Câu 12.6.

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5 - NH2.                         

B. (C6H5)2NH.

C. p-CH3 - C6H4 - NH2.            

D. C6H5 - CH2 - NH2.

Amin thơm < amoniac < amin bậc I< amin bậc II

=> Chọn D