Bài 2 trang 180 SGK Hóa học 12

Có 5 ống nghiệm  không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?

A. Hai dung dịch: NH4Cl, CuCl2

B. Ba dung dịch: NH4Cl, MgCl2,  CuCl2

C. Bốn dng dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2,  CuCl2

D. Cả 5 dung dịch

Lời giải

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

+ NH4Cl cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng thoát khí mùi khai.

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O

+ MgCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2

+ FeCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2, để 1 lúc ngoài không khí chuyển sang màu nâu đỏ.

FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

+  AlCl3 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + H2O

+  CuCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

Đáp án D

 

 


Bài Tập và lời giải

Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết.

Xem lời giải

Bài 1 trang 37 SGK Địa lí 10

 Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.

Xem lời giải

Bài 2 trang 37 SGK Địa lí 10

Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình : phong hoá, vận chuyển và bồi tụ.

Xem lời giải