Đề bài
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
C. Sự tạo thành gió
D. Đường tan vào nước
Đề bài
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật
B. Trọng lượng của vật
C. Cả khôi lượng lẫn trọng lượng của vật
D. Nhiệt độ của vật
Đề bài
Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa chúng có khoảng cách,
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Đề bài
Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
A. Giữa chúng có khoảng cách
B. Chúng là các phân tử
C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.
D. Chúng là các thực thể sống.
Đề bài
Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra hay chậm phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ chất lỏng
B. Khối lượng chất lỏng
C. Trọng lượng chất lỏng
D. Thể tích chất lỏng
Đề bài
Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao
D. Chuyển động không hỗn độn
Đề bài
Đối với không khí trong một lớp học thì nhiệt độ tăng
A. Kích thước các phân tử không khí tăng
B. Vận tốc các phân tử không khí tăng
C. Khối lượng không khí trong phòng tăng
D. Thể tích không khí trong phòng tăng
Đề bài
Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn:
A. Không chuyển động
B. Đứng sát nhau
C. Chuyền động với vận tốc nhỏ không đáng kể
D. Chuyển động quanh một vị trí xác định
Đề bài
Hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ vì
A. Giữa các phân tử có khoảng cách
B. Các phân tử chuyển động không ngừng
C. Các phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Đề bài
Trò chơi ô chữ (H.20.2)
Hàng ngang
1. Tên của một vật được dùng trong thí nghiệm của Bơ-rao
2. Tên một tính chất của chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
3. Các phân tử các chất này chuyển động hoàn toàn hỗn độn về mọi p
4. Nhờ có cái này mà phân tử các chất có thể khuếch tán vào nhau
5. Hiện tượng này xảy ra được là nhờ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách
6. Tên gọi các hạt cấu tạo nên các vật.
Hàng dọc bôi sẫm: Tên gọi một loại hạt cấu tạo nên các vật
Đề bài
Trong một cuốn SGK Vật lí, người ta đã dùng hình vẽ 20.3 để minh họa cho hiện tượng khuếch tán.
Các phân tử đồng sun-phát được ví như những con dê còn các phân tử nước được ví như những con cừu. Mới đầu chúng ở hai chuồng khác nhau, nhưng sau một thời gian, chúng hòa lẫn với nhau giống như các phân tử đồng sun-phát mới đầu ở dưới còn các phân tử nước mới đầu ở trên, nhưng sau một thời gian chúng đã hòa lẫn vào nhau. Hỏi:
a) Các con vật trên có những đặc điểm gì giống các phân tử đế được ví như các phân tử ?
b) Có thể coi các con vật trên đúng là các phân tử không? Tại sao?
c) Có thể dùng hình ảnh trên để khẳng định là giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử luôn chuyến động không? Tại sao?