a) Cách xác định : Gọi công thức của oxit là AlxOy.
Tỉ số khối lượng : \(\dfrac{{{m_{Al}}}}{{{m_O}}} = \dfrac{{27x}}{{16y}} = \dfrac{{4,5}}{4}\)
Rút ra tỉ lệ :
\(\dfrac{x}{y} = \dfrac{{4,5 \times 16}}{{27 \times 4}} = \dfrac{2}{3} \to \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 3\end{array} \right.\)
Công thức phân tử của nhôm oxit là \(A{l_2}{O_3}\)
=> Chọn C.
b) Cách 1 : Vì nguyên tố có hoá trị II và oxi cũng hoá trị II nên công thức hoá học của oxit gồm 1 nguyên tử của nguyên tố đó và 1 nguyên tử oxi. Oxi có nguyên tử khối là 16 đvC.
Ta lập luận như sau :
16 đvC bằng 20% khối lượng phân tử của oxit.
x đvC là nguyên tử khối của nguyên tố đó, x bằng 80% khối lượng của phân tử oxit.
\(x = \dfrac{{16 \times 80}}{{20}} = 64\) (đvC) (Cu)
Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
Cách 2 : Gọi công thức hoá học của oxit cần tìm là MO
Ta có trong 100 g MO có 20 g oxi
Vậy M + 16 g MO có 16 g oxi
Có tỉ lệ : \(\dfrac{{100}}{{M + 16}} = \dfrac{{20}}{{16}} \to M = 64\)
M là kim loại Cu. Vậy công thức phân tử của oxit đó là CuO.
=> Chọn A.