Bài 3 trang 186 SGK Hóa học 11

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng đựng riêng biệt trong các lọ không dán nhãn: etanol, glixerol, nước và benzen.

Lời giải

Trích mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

- Cho lần lượt nước dư vào các ống nghiệm:

+ ống nghiệm nào chất lỏng không tan, dung dịch phân thành 2 lớp là benzen ( nổi lên trên bề mặt nước)

+ các ống nghiệm còn lại dung dịch đồng nhất là: etanol (C2H5OH ), glixerol ( C3H5(OH)3), nước (H2O)

- Cho Cu(OH)2 vào 3 chất còn lại, chất nào tạo phức màu xanh lam là C3H5(OH)3, còn lại không có hiện tượng gì là C2H5OH và H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Đốt 2 chất còn lại, rồi cho sản phẩm qua dd nước vôi trong, chất nào sản phẩm sinh ra làm đục nước vôi trong là C2H5OH, còn lại là H2O

C2H5OH + 3O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + 3H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O


Bài Tập và lời giải

Hai hình ảnh dưới đây: Hình 17.1 và Hình 17.2 (trang 56 sgk Địa lí 7) gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Hai hình ảnh dưới đây: Hình 17.1 và Hình 17.2 (trang 56 sgk Địa lí 7) gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Xem lời giải

Quan sát các ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà.
Quan sát các ảnh dưới đây kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà.

Xem lời giải

Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?
Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?

Xem lời giải

Bài 1 trang 58 SGK Địa lí 7
Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.

Xem lời giải