Vì trong trường hợp chiếc lá rụng rơi từ trên cây xuống, lực cản của không khí đáng kể so với trọng lực nên không thể coi là sự rơi tự do
Chọn đáp án C
Câu 4.4.
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu?
A. v = 9,8 m/s
B. v ~ 9,9 m/s
C. v = 10 m/s
D. v ~ 9,6 m/s
\(v = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.9,8.4,9} = 9,8(m/s)\)
Chọn đáp án A
Câu 4.5.
Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất ?
A. t = 1 s. B. t = 2 s.
C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Vật rơi chạm đất tức S = h = 39,2 m. Thay số vào công thức \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}g{t^2}\), ta có:
\(39,2 = 9,8t + \dfrac{1}{2}.9,8{t^2} \to t = 2(s)\)
Chọn đáp án B
Câu 4.6.
Cũng bài toán trên, hỏi vận tốc của hòn sỏi trước khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,8 m/s. B. v= 19,6 m/s.
C. v = 29,4 m/s. D. v = 38,2 m/s.
Ta có:
\({v^2} - v_0^2 = 2gh \to v = \sqrt {v_0^2 + 2gh} = \sqrt {{{9,8}^2} + 2.9,8.39,2} = 29,4(m/s)\)
Chọn đáp án C
Câu 4.7.
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vât thứ hai. Bỏ qua lưc cản của không khí. Tỉ số các đô cao \({{{h_1}} \over {{h_2}}}\) là bao nhiêu ?
A.\(\displaystyle{{{h_1}} \over {{h_2}}} = 2\) B.\(\displaystyle{{{h_1}} \over {{h_2}}} = 0,5\)
C.\(\displaystyle{{{h_1}} \over {{h_2}}} = 4\) D. \(\displaystyle{{{h_1}} \over {{h_2}}} = 1\)
Ta có:
\({h_1} = \dfrac{1}{2}g{t_1}^2;{h_2} = \dfrac{1}{2}g{t_2}^2\)
\( \to \dfrac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = \dfrac{{{t_1}^2}}{{{t_2}^2}}\)
Mà \({t_1} = 2{t_2} \to \dfrac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\)
Chọn đáp án C