Bài 5.2, 5.3, 5.4 trang 8 SBT hóa học 11

Câu 5.2.

Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,01 mol/l có pH = 2 và dung dịch bazơ mạnh một nấc Y nồng độ 0,01 mol/l có pH = 12. Vậy :

A. X và Y là các chất điện li mạnh.

B. X và Y là các chất điện li yếu.

C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.

D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.


Lời giải

Phương pháp:

Tính pH của từng chất theo nồng độ

So sánh pH đã tính với pH đã cho của đề bài.

+) Nếu pH đã tính bằng pH đề bài => chất đã cho là chất điện li mạnh

+) Nếu pH(axit đã tính) > pH (axit đề bài) => axit là chất điện li yếu. Tương tự với pH của bazơ

Axit mạnh một nấc X có nồng độ 0,01 mol/l  => pH = –log[H+] = –log(0,01)=  2

=> Chứng tỏ axit mạnh

Tương tự bazơ mạnh có nồng độ 0,01 mol/l có  => pOH = –log[OH-] = –log(0,01)=  2=> pH = 14 – 2 = 12

=> Chứng tỏ bazơ mạnh

=> Chọn A

Câu 5.3.

Dung dịch axit mạnh \({H_2}S{O_4}\) 0,1M có :

A. pH = 1        B. pH < 1.

C. pH > 1.       D. [H+] > 0,2M.

Phương pháp:

Áp dung công thức tính  pH = –log[H+]

Chú ý: \({H_2}S{O_4}\)  điện li hoàn toàn cho 2H+

pH = –log[H+] = –log (0,1. 2) ≈ 0,69

=> Chọn B

Câu 5.4.

Dung dịch chất A có pH = 3. Cần thêm V2 ml vào V1 ml dung dịch A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là:

A. V2= 9V1  B. V2 = 100V1   C. V1= 9V2   D. \({V_2} = \dfrac{1}{{10}}{V_1}\)

Phương pháp:

+) Tính [H+]

\(pH{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{ }} =  > {\rm{ }}\left[ {{H^ + }} \right]{\rm{ }} = {\rm{ }}{10^{ - 3}} =  > {\rm{ }}{n_{^{H + }}} = {10^{ - 3}}{V_1}\)

Khi thêm nước số mol H+ vẫn giữ nguyên, thể tích dung dịch = V1+V2. Ta có

\(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}}\)  

Mặt khác sau khi thêm nước pH = 4 => [H+]= 10-4

Giải phương trình \(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 4}}\)

=> V2 = 9V1

=> Chọn A