- Buổi sáng
+ Nhiệt độ không khí là t1 = 230C, độ ẩm tỉ đối là f1 = 80%.
+ Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà tính theo đơn vị g/m3. Tra bảng 39.1 - trang 211 - SGK Vật Lí 10 ta có độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ 230C là: A1= 20,60 g/m3.
=> Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 230C là:
\({a_1}\; = {{{f_1}.{A_1}} \over {100}}\; = {{80.20,6} \over {100}} = 16,48\left( {g/{m^3}} \right)\)
=> Ở 230C 1m3 không khí có chứa 16,48g hơi nước. (1)
- Buổi trưa
+ Nhiệt độ không khí là t2 = 300C và độ ẩm tỉ đối f2 = 60%.
+ Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà tính theo đơn vị g/m3. Tra bảng 39.1 - trang 211 - SGK Vật Lí 10 ta có độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ 300C là: A2 = 30,29 g/m3.
=> Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở 300C là:
\({a_2}\; = {{{f_2}.{A_2}} \over {100}}\; = {{60.30,29} \over {100}} = 18,174\left( {g/{m^3}} \right)\)
=> Ở 300C 1m3 không khí có chứa 18,174g hơi nước. (2)
Từ (1) và (2) ta thấy 1 m3 không khí buổi sáng chỉ chứa 16,48g hơi nước, còn buổi trưa chứa 18,174g hơi nước. Như vậy không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn so với buổi sáng.