Nhà thơ bộc lộ niềm say mê, vui sướng bất chợt khi mùa xuân vừa đến nhưng rồi nhà thơ chợt tỉnh lại được, ý thức được về thời gian mà từ đó hưởng thụ mùa xuân ngay trong thực tại.
Đoạn thơ làm nổi bật phong cách thơ Xuân Diệu: Dùng điệp ngữ, sử dụng biện pháp thậm xưng, hình ảnh đẹp, độc đáo, táo bạo. Thơ xưa nào đã mấy ai dám bộc lộ tiếng nói cương quyết và dứt khoát như sự lên tiếng của Xuân Diệu? Và đã mấy ai dám so sánh mùa xuân với một hình ảnh cụ thể, rất thực “cặp môi gần” trong tinh yêu lứa đôi, vật chất hóa khái niệm trừu tượng là thời gian để ca ngợi vẻ hấp dẫn của mùa tháng giêng, mùa xuân. Không có tình yêu tha thiết, yêu cuộc sông đến mức cuồng nhiệt làm sao có được những vần thơ mê say và cháy bỏng ấy.
Ta hãy lật giở những trang thơ mùa xuân của các thi sĩ xưa và nay xem họ tìm thấy và cảm nhận được những gì ở mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điềm một vài bóng hoa”
(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)
Một vẻ đẹp kiều diễm. Còn đây hình ảnh rất gần gũi, bình dị nhưng gợi buồn:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sống tròi
Quán tranh đứng im lìm trong váng lãng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Chiểu xuắn - Anh Tho)
Còn mùa xuân ở đây rất đẹp, tràn trề sức sông, rạo rực niềm vui:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
“Nhà thơ thực đã đón nhận mùa xuân với tất cả tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa cửa tâm hồn... Nghe bằng tai chưa đã, anh nghe cả bằng trái tim xáo động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo” (Vũ Dương Quỹ).
Còn dây nữa, sự cảm nhận mùa xuân của một tâm hồn cách chúng ta sáu thê kỉ đó là Nguyễn Trãi:
“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đây buồng lạ, mầu thâu đêm
Tinh như một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem”
(Cây chuối)
Một sự giao cảm của thiên nhiên, một hình ảnh rất thực, đẹp đẽ và thanh tú nhưng cũng hết sức phong tình. Bài thơ làm ta liên tưởng một mối tình vừa chớm nở trong trắng, say đắm, kín đáo, e ấp. Điều đó càng làm cho chúng ta thấy rõ: xưa và nay các nhà thơ đã viết và viết nhiều về mùa xuân nhưng nó rất giản dị, rất đời. thường và có chăng cũng chỉ bộc lộ một cách kín đáo, tế nhị như Nguyễn Trãi đã viết trong bài thơ trên mà thôi. Và càng chứng minh cho chúng ta thấy sự táo bạo của Xuân Diệu.
Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng con mắt tươi non và từ đó diễn tả niềm ham sống say mê, mãnh liệt, một khát vọng hưởng thụ vẻ đẹp có thực nơi trần thế.
Niềm khao khát giao cảm với đời đặt vào hoàn cảnh thanh niên sống trong nỗi sầu thế kỉ, nỗi buồn thời đại, những dòng thơ này có ý nghĩa giúp cho con người tình yêu cuộc sống và tận hưởng niềm hạnh phúc trần thế, giúp cho chúng ta mỗi con người phải biết quý trọng tuổi thanh xuân của mình, tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại để cho mỗi chúng ta sau này không phải ân hận, nuối tiếc. Đoạn thơ cũng thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Tuy Xuân Diệu không nói đến sự công hiến nhưng chúng ta phải nhận thức được điều đó: Yêu đời, yêu cuộc sống để có trách nhiệm với đời, để làm cho cuộc sống có ý nghĩa xứng đáng chứ không phải chỉ tận hưởng, hưởng thụ những gì tốt đẹp nhất của mùa xuân của tuổi thanh xuân cho thỏa mãn.
Đoạn thơ càng làm cho chúng ta hiểu hơn về Xuân Diệu một tám hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt và hiểu được cách nhìn, đón nhận và cảm xúc của ông khi mùa xuân đến. Đoạn thơ cũng giúp cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sông hơn. Thật đáng trân trọng biết bao một tâm hồn một nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn luồn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời đã, đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng những người biết và yêu thơ ông.