Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 1 – Chương 8 – Hóa học 12

Câu 1. Phương pháp nhận biết các ion kim loại kiềm:

1. Thử màu ngọn lửa.

2. Tạo muối màu đặc trưng cho từng ion.

C. Tạo kết tủa đặc trưng cho từng ion.

Các phương pháp đúng là

A. 1

B. 1, 2.

C. 3.   

D. 2, 3.

Câu 2. Để nhận biết ra sự có mặt của ion X trong dung dịch, người ta thêm kiềm vào dung dịch cần phân tích, đặt mẩu giấy quỳ ẩm trên miệng ống nghiệm chứa dung dịch rồi đun nóng nhẹ. X là ion nào trong số các ion sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,SO_3^{2 - }.\\B.\,A{l^{3 + }}.\\C.\,NH_4^ + .\\D.\,NO_3^ - .\end{array}\)

Câu 3. Dung dịch A tạo kết tủa màu trắng với dung dịch \(BaC{l_2}\) và tạo kết tủa màu nâu đen với dung dịch NaOH. Dung dịch A là

\(\begin{array}{l}A.\,FeS{O_4}.\\B.\,AgN{O_3}.\\C.\,N{a_2}C{O_3}.\\D.\,CuS{O_4}.\end{array}\)

Câu 4. Dung dịch Y chứa \(N{a^ + }\) và một anion. Y tác dụng với \(BaC{l_2}\) thu được kêt tủa trắng tan trong axit. Thêm nước brom vào Y rồi mới cho tác dụng với \(BaC{l_2}\) thì được kết tủa không tan trong axit. Y chứa anion nào trong số các anion sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,CO_3^{2 - }\\B.\,HCO_3^ - \\C.\,SO_3^{2 - }\\D.\,SO_4^{2 - }\end{array}\)

Câu 5. Dùng thêm 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các dung dịch không nhãn bằng phương pháp hóa học: \(AlC{l_3},\,ZnC{l_2},\,CuC{l_2},\,Fe{(N{O_3})_2},\)\(\,NaCl\) đựng trong các lọ mất nhãn?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch \(N{a_3}P{O_4}\)

C. Dung dịch \(Ba{(OH)_2}\)  

D. Dung dịch \(N{H_3}\)

Câu 6. Có 3 dung dịch \(NaOH,\,HCl,\,{H_2}S{O_4}\) loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là

A. bột Zn.  

B. bột \(AgN{O_3}\)

C. bột \(BaC{O_3}\)   

D. Quỳ tím.

Câu 7. Nhóm nào sau đây chứa các hóa chất mà mỗi chất đều có thể phân biệt được dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng và dung dịch \({(N{H_4})_2}S{O_4}\) bão hòa?

A. Quỳ tím; NaOH.  

B. Cu, Ba.

C. \(BaC{l_2};Ba{(OH)_2}\)

D. \(NaHC{O_3};KOH\)

Câu 8. Để kết tủa hoàn toàn \(F{e^{2 + }}\) từ dung dịch \(FeS{O_4}\) dưới dạng FeS cần cho cần cho dung dịch \(FeS{O_4}\) tác dụng với

A. \({H_2}S\)  

B. \(N{a_2}S\)

C. ZnS. 

D. B hoặc C

Câu 9. Kết quả một thí nghiệm cho biết, trong một dung dịch co chứa bốn ion gồm 0,03 mol \(N{a^ + };\,0,02mol\,C{a^{2 + }};\,0,05\,mol\,\)\(HCO_3^ - ;\,0,02\,mol\,C{l^ - }.\) Kết luận nào sau đây đúng?

A. Kết quả đo bị sai.

B. Nước có thể mất độ cứng sau khi đun nóng.

C. Dùng \(Ca{(OH)_2}\) không làm giảm độ cứng của nước

D. Chỉ có thể loại bỏ độ cứng bằng các muối như: \(N{a_2}C{O_3},N{a_3}P{O_4}...\)

Câu 10. Phân biệt trực tiếp dung dịch \(FeS{O_4}\) và dung dịch \(S{O_2}\) cùng nồng độ có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch \((KMn{O_4} + {H_2}S{O_4})\) loãng.

B. Dung dịch \(Ba{(OH)_2}.\)

C. Giấy quỳ tím.                  

D. Dung dịch \(N{H_4}Cl.\)

Lời giải

Câu 1. Chọn A.

Các ion kim loại kiềm đều không màu, không tạo kết tủa.

Câu 2. Chọn C.

            \(NH_4^ +  + O{H^ - } \to N{H_3} \uparrow  + {H_2}O\)

Khí làm xanh quỳ ẩm.

Câu 3. Chọn B.

\(\begin{array}{l}A{g^ + } + C{l^ - } \to AgCl\\A{g^ + } + O{H^ - } \to A{g_2}O + {H_2}O\end{array}\)

Câu 4. Chọn  C.

\(\begin{array}{l}SO_3^{2 - } + B{a^{2 + }} \to BaS{O_3}\\SO_3^{2 - } + B{r_2} + {H_2}O \to SO_4^{2 - } + 2B{r^ - } + 2{H^ + }\\SO_4^{2 - } + B{a^{2 + }} \to BaS{O_4}\end{array}\)

Câu 5. Chọn D.

\(AlC{l_3}\) tạo kết tủa trắng; \(ZnC{l_2}\) tạo kết tủa trắng tan trong \(N{H_3}\) dư.

\(CuC{l_2}\) tạo kết tủa xanh lam tan trong \(N{H_3}\) dư được dung dịch xanh đậm.

\(Fe{(N{O_3})_3}\) tạo kết tủa nâu đỏ.

Câu 6. Chọn C.

NaOH không xảy ra, HCl cho bọt khí, \({H_2}S{O_4}\) cho bọt khí và kết tủa.

Câu 7. Chọn D.

\(NaHC{O_3}\) sủi bọt khí với \({H_2}S{O_4}\), KOH tạo khí với \({(N{H_4})_2}S{O_4}\) bão hòa.

Câu 8. Chọn B.

Câu 9. Chọn D.

A sai: vì dung dịch hòa điện.

B sai: đun nóng dung dịch vẫn dư \(C{a^{2 + }}\) sau phản ứng:

\(C{a^{2 + }} + HCO_3^ -  \to CaC{O_3} + {H_2}O + C{O_2}\)

C sai: \(Ca{(OH)_2} + Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\)

Câu 10. Chọn A.

\(5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to\)

\({K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 2{H_2}S{O_4}\)

\(10FeS{O_4} + 2Mn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to\)

\(F{e_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 8{H_2}O\)

Dùng dung dịch \(KMn{O_4}\) nhỏ từ từ vào hai dung dịch với tốc độ như nhau. Trường hợp \(FeS{O_4}\) cần ít \(KMn{O_4}\) hơn \( \to \) dung dịch \(FeS{O_4}\) màu tím trước dung dịch \(S{O_2}.\)


Bài Tập và lời giải

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?

Xem lời giải

Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

Xem lời giải

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 40 độ B từ Đông sang Tây.

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 40 độ B từ Đông sang Tây.

Xem lời giải

Bài 1 trang 52 SGK Địa lí 10

Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Xem lời giải

Bài 2 trang 52 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 13.1 hãy trình bày và giải thích tình hình lượng mưa phân bố theo vĩ độ.

Xem lời giải

Bài 3 trang 52 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30 độ B từ đông sang tây.

Xem lời giải