Câu 1 : Để phân biệt khí SO2 và khí C2H4, có thể dùng
A.dung dịch Ca(OH)2
B.dung dịch NaCl
C.quỳ tím khô.
D.dung dịch H2SO4.
Câu 2 : Trong phản ứng cộng hidro vào etilen, có Ni làm xúc tác
A.sau phản ứng có sự giảm thể tích hỗn hợp khí.
B.không cần nung nóng hỗn hợp.
C.khối lượng của hỗn hợp bị thay đổi.
D.không nhận biết phản ứng có xảy ra hay không vì các chất đều không màu.
Câu 3 : Chọn phương trình điều chế axetilen không thuộc phương pháp hiện đại
\(\eqalign{ & A.Ca{C_2} + 2{H_2}O \to Ca{(OH)_2} + {C_2}{H_2} \cr & B.2C{H_4} \to {C_2}{H_2} + 3{H_2}({1500^0}C) \cr & C.Ca{C_2} + {H_2}O \to CaO + {C_2}{H_2} \cr & D.{C_2}{H_4} \to {C_2}{H_2} + {H_2}(xt,{t^0}) \cr} \)
Câu 4 : Đất đèn có thành phần chính là:
A.silic đioxit
B.canxi cacbua
C.sắt oxit
D.canxi oxit.
Câu 5 : Khối lượng H có trong 5,4 gam H2O là (cho H = 1, O = 16)
A.0,6 gam B.2,7 gam
C.5,4 gam D.1,2 gam
Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 30 gam hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng lên 18 gam. Khí ra khỏi bình dẫn tiếp vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy có 100 gam kết tủa.
Vậy khối lượng CO2 và H2O tạo thành là (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)
A.18 gam CO2, 66 gam H2O.
B.18 gam H2O, 44 gam CO2.
C.18 gam H2O, 10 gam CO2.
D.44 gam H2O, 10 gam CO2.
Câu 7 : Để phân biệt 2 bình chứa khí CO2 và C2H4 người ta không dùng dung dịch
A.brom vì cả 2 đều không có hiện tượng có thể quan sát bằng mắt.
B.nước vôi trong vì cả 2 khí đều làm vẩn đục dung dịch.
C.NaCl vì cả 2 đều không có hiện tượng khác nhau để có thể phân biệt mỗi khí.
D.NaOH vì khi sục lần lượt mỗi khí vào bình cũng không làm thay đổi khối lượng mỗi bình.
Câu 8 : Phản ứng của CH4 với khí clo, khi có ánh sáng có thể tạo ra các sản phẩm: CH3Cl, CH2Cl2,… được gọi là phản ứng.
A.phân hủy B.cộng
C.trùng hợp D.thay thế.