Câu 1 : Phát biểu sự biến đổi tính phi kim trong một chu kì và trong một nhóm của các nguyên tố hóa học.
Câu 2 : Đốt cháy 4,6 gam chất hữu cơ Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.
Xác định sự có mặt của các nguyên tố trong Y (H = 1, C = 12, O = 16).
Câu 3 : Khi đôt cháy hoàn toàn hidrocacbon X sinh ra tỉ lệ số mol CO2 và H2O là 2:1.
a)Tìm công thức đơn giản nhất của X.
b)Lập công thức phân tử của X. Biết khối lượng mol của X bằng 78 gam. (H = 1, C = 12, O = 16)
Câu 1 : Viết các phương trình hóa học để sản xuất thủy tinh.
Câu 2 : Một chất hữu cơ Z có công thức cấu tạo là:
Chất Z có tính chất hóa học gần giống CH4.
a)Dựa vào liên kết hóa học hãy cho biết nguyên nhân của sự giống nhau đó.
b)Viết phương trình hóa học của C5H12 với khí clo khi có ánh sáng.
Cho biết thể tích khí clo bằng thể tích C5H12 (đktc).
Câu 3 : Một hỗn hợp gồm metan và oxi có tỉ lệ số mol lần lượt là 1:3. Xác định sản phẩm khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên.
Câu 1 : Viết các công thức cấu tạo thu gọn của C4H10 và C4H8 (mạch hở).
Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ (C, H, O) bằng O2 tồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình dung dịch Ca(OH)2 với một lượng dư.
Kết thúc thí nghiệm thì khối lượng bình tăng m gam.
Tìm khối lượng của CO2 và H2O theo m.
Câu 3 : Dựa vào công thức cấu tạo hãy giả thích tại sao CH2 = CH – CH3, \(HC \equiv C - C{H_3}\) làm mất màu dung dịch brom của C2H6 thì không.
Câu 1 : Hợp chất hữu cơ là gì? Có mấy loại chính?
Câu 2 : Bằng phương pháp hãy tách:
a)CH4 ra khỏi hỗn hợp với C2H2.
b)C2H4 ra khỏi hỗn hợp với CO2.
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam hợp chất hữu cơ X thu được 26,4 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với không khí là 2,69 (MKK = 29). Lập công thức phân tử của X (H = 1, C = 12, O = 16).
Câu 1 : Chất nào trong các chất sau đây: than chì, CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy, gạo thuộc loại chất hữu cơ?
A.CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy, gạo.
B.Than chì, CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy.
C.Than chì, CH4, C2H6O, giấy.
D.CH4, C2H6O, giấy, gạo.
Câu 2 : Hợp chất hữu cơ gồm hai loại chính là:
A.Hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
B.Loại trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon, hidro và loại trong phân tử ngoài 2 nguyên tố cacbon, hidro, còn có nguyên tố oxi.
C.Loại có trong cơ thể người và loại không có trong cơ thể người.
D.Hợp chất hữu cơ có các tính chất: không tan trong nước, nhẹ hơn nước, dễ cháy trong không khí.
Câu 4 : Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong etanol (C2H6O) là (H = 1, C = 12, O = 16).
A.22,2% B.26,09%
C.52,17% D.34,78%.
Câu 5 : Để biết sự có mặt của nguyên tố H trong hợp chất hữu cơ, người ta đốt cháy chất hữu cơ rồi cho sản phẩm qua:
A.CuSO4, nếu có hơi nước thì CuSO4 chuyển sang màu xanh.
B.dung dịch Ca(OH)2.
C.dung dịch Ba(OH)2.
D.dung dịch BaCl2.
Câu 6 : Hóa trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ
A.có thể bằng 2.
B.không nhất thiết bằng 4.
C.có thể bằng 3.
D.luôn bằng 4.
Câu 7 : Có thể tách CH4 ra khỏi hỗn hợp với C2H4, C2H2 bằng một lượng dư dung dịch
A.CuSO4 B.NaOH
C.Br2 D.H2SO4 loãng.
Câu 8 : Thành phần theo khối lượng của C là 92,3%, H là 7,7% ứng với công thức phân tử nào dưới đây? (cho H = 1, C = 12)
A.C6H12 B.C6H6
C.C3H8 D.C5H12.
Câu 1 : Những chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ: CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3, C2H4O2, CH2O, CO2, NaCN?
A.CO2, CH2O, C2H4O2.
B. CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3.
C. CH3Cl, C6H5Br, C2H4O2, CH2O.
D.NaCN, NaHCO3, C2H4O2.
Câu 2 : Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A.Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, oxi.
B.Thành phần hợp chất hữu cơ có thể có cacbon.
C.Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
D.Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có oxi.
Câu 3 : Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ cho biết
A.thành phần nguyên tố.
B.thành phần của phân tử, và trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
C.khối lượng nguyên tử.
D.số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.
Câu 4 : Ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lit chất hữu cơ X cân nặng 3,93 gam. Vậy khối lượng mol phân tử chất X là:
A.88 B.46
C.74 D.60.
Câu 5 : Công thức cấu tạo của C2H4O là:
A.CH3 – CH = O.
B.CH2 = O – OH.
C.
D. Cả A và C.
Câu 6 : Thể tích khí C2H2 (đktc) sinh ra khí đem 8,533 gam đất đèn (trong đó có 75% CaC2) tác dụng hết với nước là (C = 12, Ca = 40)
A.2,24 lít. B.1,866 lít
C.7,466 lít. D.11,2 lít.
Câu 7 : Đốt cháy 1 lít khí hidrocacbon X thu được 1 lít CO2 và 2 lít hơi nước (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức phân tử của X là:
A.C2H2 B.C2H4
C.CH4 D.C6H6.
Câu 8 : Biết rằng cacbon có hóa trị 4, hidro có hóa trị 1, ứng với công thức phân tử C4H10 số sông thức cấu tạo là:
A.2 B.4
C.5 D.6.
Câu 1 : Trong các chất sau:
\(C{H_3}OH(1),NaHC{O_3}(2),KCN(3),C{H_3}COOH(4),\)\(\,{C_6}{H_6}(5),Ca{C_2}(6).\)
Các chất hữu cơ là:
A.(3), (4), (5), (6).
B.(1), (2), (5), (6).
C.(1), (2), (3), (4).
D.(1), (4), (5).
Câu 2 : Trong C2H4 cứ có 6 gam C thì khối lượng H sẽ là:
A.2,2 gam B.1,0 gam
C.1,2 gam D.1,5 gam.
Câu 3 : Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử là C3H8O?
A.CH3- CH2 – CH2 – OH.
B.CH3- O – CH2 – CH3
C.
D.Cả A và B.
Câu 4: Dung dịch brom có màu da cam khi dẫn khí etilen đi qua, hiện tượng quan sát được là:
A.có chất lỏng màu nâu xuất hiện.
B.màu da cam của dung dịch phai dần.
C.có chất khí thoát ra.
D.không thấy có sự thay đổi nào.
Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam C2H2 thì khối lượng CO2 và H2O thu được là
A.8,8 gam CO2, 1,8 gam H2O.
B.4,4 gam CO2, 1,8 gam H2O.
C.4,4 gam CO2, 4,4 gam H2O.
D.1,8 gam CO2, 8,8 gam H2O.
Câu 6 : Nhận biết các khí CO2, C2H4, CH4 đựng trong các bình riêng biệt không ghi nhãn, người ta phải dùng dung dịch
A.brom
B.nước vôi trong
C.NaCl
D.brom và dung dịch nước vôi trong.
Câu 7 : Khi đốt cháy chất hữu cơ có công thức phân tử: CnH2n-2 thì tỉ lệ số mol CO2 và H2O sinh ra:
A.bằng 1
B.bé hơn 1
C.lớn hơn 1
D.không xác định được.
Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Tỉ khối hơi của X là (H = 1, C = 12, O = 16)
A.C2H4O2 B.C4H12
C.CH2O D.C3H8O.
Câu 1 : Để phân biệt khí SO2 và khí C2H4, có thể dùng
A.dung dịch Ca(OH)2
B.dung dịch NaCl
C.quỳ tím khô.
D.dung dịch H2SO4.
Câu 2 : Trong phản ứng cộng hidro vào etilen, có Ni làm xúc tác
A.sau phản ứng có sự giảm thể tích hỗn hợp khí.
B.không cần nung nóng hỗn hợp.
C.khối lượng của hỗn hợp bị thay đổi.
D.không nhận biết phản ứng có xảy ra hay không vì các chất đều không màu.
Câu 3 : Chọn phương trình điều chế axetilen không thuộc phương pháp hiện đại
\(\eqalign{ & A.Ca{C_2} + 2{H_2}O \to Ca{(OH)_2} + {C_2}{H_2} \cr & B.2C{H_4} \to {C_2}{H_2} + 3{H_2}({1500^0}C) \cr & C.Ca{C_2} + {H_2}O \to CaO + {C_2}{H_2} \cr & D.{C_2}{H_4} \to {C_2}{H_2} + {H_2}(xt,{t^0}) \cr} \)
Câu 4 : Đất đèn có thành phần chính là:
A.silic đioxit
B.canxi cacbua
C.sắt oxit
D.canxi oxit.
Câu 5 : Khối lượng H có trong 5,4 gam H2O là (cho H = 1, O = 16)
A.0,6 gam B.2,7 gam
C.5,4 gam D.1,2 gam
Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 30 gam hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm qua bình đựng P2O5 thấy khối lượng bình tăng lên 18 gam. Khí ra khỏi bình dẫn tiếp vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy có 100 gam kết tủa.
Vậy khối lượng CO2 và H2O tạo thành là (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)
A.18 gam CO2, 66 gam H2O.
B.18 gam H2O, 44 gam CO2.
C.18 gam H2O, 10 gam CO2.
D.44 gam H2O, 10 gam CO2.
Câu 7 : Để phân biệt 2 bình chứa khí CO2 và C2H4 người ta không dùng dung dịch
A.brom vì cả 2 đều không có hiện tượng có thể quan sát bằng mắt.
B.nước vôi trong vì cả 2 khí đều làm vẩn đục dung dịch.
C.NaCl vì cả 2 đều không có hiện tượng khác nhau để có thể phân biệt mỗi khí.
D.NaOH vì khi sục lần lượt mỗi khí vào bình cũng không làm thay đổi khối lượng mỗi bình.
Câu 8 : Phản ứng của CH4 với khí clo, khi có ánh sáng có thể tạo ra các sản phẩm: CH3Cl, CH2Cl2,… được gọi là phản ứng.
A.phân hủy B.cộng
C.trùng hợp D.thay thế.