Đề kiểm tra 15 phút - Chương III - Phần 1 - Lịch sử 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 8 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới vài khoảng:

A. Từ năm 1945 - 1950.         

B. Từ năm 1945 - 1955.

C. Từ năm 1945 - 1960.         

D. Từ năm 1945 - 1965.

Câu 2. Trong những năm 1945 - 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiến bao nhiêu % sản lượng công nghiệp của thế giới?

A. Chiếm 50,47%.                      

B.Chiếm 52,47%.

C. Chiếm 56,47%.      

D.Chiếm 60% .

Câu 3. Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, dự trữ vàng của Mĩ cạn dần chỉ còn:

A. 10 tỉ USD         

B.10,9 tỉ USD.

C. 11 tỉ USD. 

D.11,9 tỉ USD.

Câu 4. Năm 1973, sản lượng công nghiệp của Mĩ giam chỉ còn:

A. Chiếm 30,4% của thế giới.

B. Chiếm 35,8% của thế giới.

C. Chiếm 36,7% của thế giới.

D. Chiếm 39.8% của thế giới.

Câu 5. Chỉ trong vòng 14 thảng của thập niên 70 của thế kỉ XX đồng đôla của Mĩ bị phá giá:

A. Hai lần        B. Ba lần

C. Bốn lần .     D. Nhiều lần.

Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ :

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Cả bốn nguyên nhân trên.

Câu 7. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thử hai là :

A. Anh            B. Pháp.

C. Mĩ.             D. Nhật.

Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng:

A. Những năm đầu thế kỉ XX.

B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.

C. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).

D. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).

Câu 9. Trong quá trình chinh phục vũ trụ, quốc gia đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 - 1969) là:

A. Mĩ.           B. Nhật.

B. Liên Xô.   D. Trung Quốc.

Câu 10. Kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng nhờ:

A. Có những cải cách tiến bộ.

B. Đầu tư có trọng điểm.

C. Đấy mạnh xâm lược và mở rộng thị trường.

D. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 8 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trước  một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Lần đầu tiên Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng vào:

A. Tháng 6 - 1969.

B. Tháng 7 - 1969.

C.Tháng 8 - 1969.

D. Tháng 9 - 1969.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra:

A. "Chiến tranh tổng lực".       

B. "Chiến lược toàn cầu".

C. Một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".

Cău 3. Trong những năm 1963, 1969 - 1975, ớ Mĩ phong trào dấu tranh bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của:

A. Giai cấp công nhân.

B. Các tầng lớp nhân dân.

C. Người da màu.

D. Người da đen.

Câu 4. Những năm 1991 - 2000, là 10 năm nước Mĩ có sự :

A. Suy thoái về kinh tế.          

B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Tăng trưởng kinh tế liên tục.           

D. Khủng hoáng về chính trị.

Câu 5. Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm và sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập:

A. Trật tự thế giới đơn cực.

B. Trật tự thế giới đa cực.

C. Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

D. Trật tự hai cực.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm tương đối từ thập niên 60 của thế kỉ XX?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 8 - Lịch sử 9

Câu 1. Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản ?

Câu 2. Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu tương đối của Mĩ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 9 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào:

A. Ngày 14 - 8 - 1945.

B. Ngày 15 - 8 - 1945.

B. Ngày 16 - 8 - 1945.

D. Ngày 17 - 8 - 1945.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thú hai, lần đầu tiên trong lịch sử của mình Nhật Bản bị:

A. Lạm phát nặng nề. 

B. Các nước đế quốc bao vây kinh tế.

C. Quân đội nước ngoài chiếm đóng.

D. Tàn phá nặng nề.

Câu 3. Hiến pháp mới của Nhật được ban hành vào:

A. Năm 1945.             B.Năm 1946. 

C. Năm 1947.             D.Năm 1948.

Câu 4. Sau chiến tranh, một nhân tố quan trọng nhất giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này đó là :

A. Những cải cách sau chiến tranh.

B. Phát triển các công ti độc quyền.

C. Ban hành chính sách tiền tệ, chống lạm phát.

D. Chống tham nhũng.

Câu 5. Sau Chiến tranh  thế giới thứ hai, với sự tăng trưởng “thần kì”, nền kinh tể Nhật Bán vươn lên:

A. Đứng đầu thế giới.

B. Đứng thứ hai thế giới.

B. Cạnh tranh với Tây Âu.

D. Cạnh tranh với Mĩ.

Câu 6. Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng:

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.       

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 7. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt:

A. 180 tỉ USD.             B. 181 tỉ USD.

B. 182 tỉ USD.             D. 183 tỉ USD.

Câu 8. Trong những năm 1961 - 1970, tốc độ tăng trướng bình quân về công nghiệp của Nhật hằng năm là:

A. 12,5%:                    B.13,5%.       

C.14,5%.                     D.15,5%.

Câu 9. Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật đã cung cấp được:

A. 80% nhu cầu trong nước.   

B. 70% nhu cầu trong nước,

C. 60% nhu cầu trong nước.

D. 50% nhu cầu trong nước.

Câu 10. Nhật Bản trở thành mội trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào những năm:

A. 50 của thế kỉ XX.

B. 60 của thế kỉ XX.

C. 70 của thế kỉ XX.

D. 80 của thế kỉ XX.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 9 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chổt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

C."Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 2. Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoải kinh tế chưa từng thấy vào những năm:

A. 60 của thế kỉ XX.   

B. 70 của thế kỉ XX.

C. 80 của thế kỉ XX.   

D. 90 của thế kỉ XX.

Câu 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật những năm 1991 - 1995:

A. Giảm sút liên tục.   

B. Tăng trưởng nhanh,

C. Chững lại.   

D. Có những bước nhảy vọt.

Câu 4. Nền kinh tế Nhật Bản đầu năm 90 của thế kỉ XX:

A. Tiếp tục tăng trưởng với tổc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.

D. Giữ vai trò siêu cường kinh tế.

Câu 5. "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" được kí vào ngày:

A. 6-9 - 1951.             

B. 7-9 - 1951.

C. 8-9- 1951.  

D. 9-9-1951.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Nội  dung và ý nghĩa của cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 9 - Lịch sử 9

Câu 1. Trình bày sự phát triển “thần kì ” của nền kinh tế  Nhật Bản sau Chiến tranh thế  giới thứ hai. Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển đó?

Câu 2. Em đánh giả như thế nào về việc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) mất quyền lập chính phủ 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 10 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ với “Kế hoạch Mác-san ” còn được gọi là :

A. Kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.

C. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

Câu 2. "Kế hoạch Mác-san" được thực hiện:

A. Từ năm 1946 đến năm 1951.

B. Từ năm 1947 đến năm 1951.

B. Từ năm 1948 đến năm 1951.

D. Từ năm 1949 đến năm 1951.

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương     (NA TO) vào tháng 4 - 1949 nhằm:

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

C. Chống lại các nước Mĩ La-tinh.

D. Chống lại các nước XHCN.

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, 4 nước đã phân chia lành thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát là :

A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Câu 5. Sự ra đời của khối quân sự NATO đã làm cho tình hình châu Âu :

A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.

B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 6. Nhà nuớc Cộng hòa Liên bang Đức thành lập vào:

Tháng 9 – 1949.

B. Tháng 10-1949.

Tháng 11 – 1949.

D. Tháng 12 - 1949.

Câu 7. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập vào:

A. Tháng 9 - 1949.

B. Tháng 10-1949.

C. Tháng 11-1949.

D. Tháng 12-1949.

Câu 8. Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức vào thời gian:

A. Ngày 03 - 09 - 1990.

B. Ngày 03- 10- 1990.

C. Ngày 03 - 11 - 1990.                     

D. Ngày 03 - 12 - 1990.

Câu 9. "Cộng đồng than , thép châu Âu " ra đời vào:

A. Tháng 1 - 1951.           

B. Tháng 2 - 1951.

C. Tháng 3-1951.             

D. Tháng 4-1951

Câu 10. Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) bao gồm:

A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 10 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu " ra đời vào:

A. Tháng 1 - 1957.     

B. Tháng 2 - 1957.

C. Tháng 3 - 1957.      

D. Tháng 4 - 1957.

Câu 2. Thời gian nào sau đây đảnh dấu mốc mang tính đột biến của quả trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

A. Tháng 12 - 1991.   

B. Tháng 12 - 1992.

C.Tháng 12 -1993.      

D. Tháng 12 - 1994.

Câu 3. Đồng tiền chung châu Ầu với tên gọi EURO phát hành từ ngày:

A. Ngày 01 - 01 - 1999.          

B. Ngày 01 - 02 - 1999.

C. Ngày 01 - 03 - 1999.          

D. Ngày 01 - 04 - 1999.

Câu 4. Với những bước tiến của quả trình liên kết, từ năm 1993, Cộng đông châu Ẩu mang tên mới là Liên minh châu Âu viêt tăt là:

A. EEC.             B. EC.

C. EU.               D. EF.

Câu 5. Đến năm 1999, số nước thành viên của Liên minh châu Âu là:

14 nước.          B. 15 nước.       

C. 16 nước.      D. 17 nước.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Để nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điểu kiện gì?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 10 - Lịch sử 9

Câu 1. Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

Câu 2. Tại sao nói: Hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), tháng 12 - 1991, đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”