Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp đây mạnh khai thác thuộc địa?
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
B. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
D. Để biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.
Câu 2. Pháp bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp, chủ yếu là:
A. Đồn điền cà phê.
B. Đồn điền cao su.
C. Trồng cây công nghiệp.
D. Trồng cây đay.
Câu 3. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đã tăng cường đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành:
A. Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
D. Thương nghiệp và xuất khẩu.
Câu 4. Vào thời gian nào số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới 4 triệu phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh?
A. Năm 1926. B. Năm 1927.
C. Năm 1928. D. Năm 1929.
Câu 5. Năm 1918, diện tích trồng cây cao su là:
A. 10 ngàn hécta.
B. 15 ngàn hécta.
C. 20 ngàn hécta.
D. 25 ngàn hécta.
Câu 6. Năm 1930, diện tích trồng cây cao su là:
A. 100 ngàn hécta.
B. 13. 110 ngàn hécta.
C. 120 ngàn hécta.
D. 130 ngàn hécta.
Câu 7. Để thắt chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đã:
A. Không cho hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
B. Đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
C. Hạn chế sự buôn bán của tiểu thương Việt Nam.
D. Nắm độc quyền xuất khẩu hàng hóa.
Câu 8. Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài, vì:
A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Câu 9. Tư bản Pháp dánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta chủ yếu là của:
A. Trung Quốc, Nhật Bản.
B. Các nước Đông Nam Á.
C. Mĩ, Nhật.
D. Các nước phương Tây.
Câu 10. Đoạn đường sắt từ Vinh - Đông Hà được nối liền vào năm:
A. 1927 B. 1928
C. 1929 D. 1930