Đề kiểm tra 15 phút - Chương I - Phần 2 - Lịch sử 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 14 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp đây mạnh khai thác thuộc địa?

A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

B. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.

C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.

D. Để biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.

Câu 2. Pháp bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp, chủ yếu là:

A. Đồn điền cà phê.   

B. Đồn điền cao su.

C. Trồng cây công nghiệp.     

D. Trồng cây đay.

Câu 3. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đã tăng cường đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành:

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp nhẹ.

C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.  

D. Thương nghiệp và xuất khẩu.

Câu 4. Vào thời gian nào số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới 4 triệu phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh?

A. Năm 1926.     B. Năm 1927.

C. Năm 1928.     D. Năm 1929.

Câu 5. Năm 1918, diện tích trồng cây cao su là:

A. 10 ngàn hécta.       

B. 15 ngàn hécta.

C. 20 ngàn hécta.       

D. 25 ngàn hécta.

Câu 6. Năm 1930, diện tích trồng cây cao su là:

A. 100 ngàn hécta.     

B. 13. 110 ngàn hécta.

C. 120 ngàn hécta.     

D. 130 ngàn hécta.

Câu 7. Để thắt chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản Pháp đã:

A. Không cho hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

B. Đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

C. Hạn chế sự buôn bán của tiểu thương Việt Nam.

D. Nắm độc quyền xuất khẩu hàng hóa.

Câu 8. Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài, vì:

A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.

B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.

C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.

D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.

Câu 9. Tư bản Pháp dánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta chủ yếu là của:

A. Trung Quốc, Nhật Bản.

B. Các nước Đông Nam Á.

C. Mĩ, Nhật.

D. Các nước phương Tây.

Câu 10. Đoạn đường sắt từ Vinh - Đông Hà được nối liền vào năm:

A. 1927           B. 1928

C. 1929           D. 1930

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 14 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương là :

A. Ngân hàng Đông Dương.

B. Tư bản tài chính Pháp.

C. Tư bản Pháp.

D. Các ngân hàng của Pháp.

Câu 2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi, hạn chế sự phát triển của:

 A. Công nghiệp              

B. Nông nghiệp.

 C. Thủ công nghiệp.      

D. Ngoại thương.

Câu 3. Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là:

A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.

B. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.

C. “Chia để trị”.

D. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Câu 4. Thực dân Pháp tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách:

A. Cướp ruộng, lập đồn điền.

B. Đánh thuế nặng.

C. Mua lương thực với giá rẻ mạt.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5. Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền:

A. Chính sách “ngu dân”của Pháp.

B. Chính sách khai thác của Pháp.

C. Ảo tưởng hòa bình hợp tác với Pháp.

D. Chính sách “khai hóa”.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị như thế nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 14 - Lịch sử 9

Câu 1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp so với trước kia có gì khác biệt?

Câu 2. Về văn hóa, giáo dục thực dân Pháp đã thực hiện những thủ đoạn gì?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 15 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) thành lập vào:

A. Tháng 3 - 1919.

B. Tháng 4 - 1919.

C. Tháng 5 -1919.

D. Tháng 6 - 1919.

Câu 2. Đảng Cộng sản Pháp ra đời:

A. Năm 1919.      B. Năm 1920.

C. Năm 1921.      D. Năm 1922.

Câu 3.  “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” Trần Dân Tiên ví cho sự kiện:

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) (6- 1924).

B. Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).

D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

Câu 4. Phong trào dân tộc dân chủ công khai diễn ra trong những năm:

A. Từ năm 1919 đến năm 1925.

B. Từ năm 1919 đến năm 1926.

C. Từ năm 1919 đến năm 1927.

D. Từ năm 1919 đến năm 1928.

Câu 5. Giai cấp tư sản dân tộc, phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa vào năm:

 A. 1917.         B. 1918.

C. 1919.          D. 1920.

Câu 6. Giai cấp tư sản dân tộc, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp vào năm:

A. 1920.          B. 1921.

C. 1922.          D. 1923.

Câu 7. Chọn cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống cụm từ cho hợp nghĩa: Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Nguyễn Phan Long) đã thành lập ……… để tập hợp lực lượng.

A. Đảng Lập hiến.

B. Đảng Thanh niên.

C. Việt Nam Nghĩa đoàn.

D. Hội Phục Việt.

Câu 8. Những tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hột Phục Việt, Đảng Thanh niên là tổ chức của:

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Giai cấp vô sản.

C. Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

D. Giai cap nông dân.

Câu 9. Trong những năm 1919 - 1926, tầng lớp tiểu tư sản có những tờ báo tiến bộ:

A. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.

B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

C. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.

D. Người nhà quê, An nam trẻ, Thanh niên.

Câu 10. Trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925) sự kiện mở màn cho thời kì đấu tranh mới của dân tộc, đó là:

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái.

B. Cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.

C. Đám tang cụ Phan Châu Trinh.

D. Dùng báo chí bênh vực quyền lợi cho mình của giai cấp tư sản.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 15 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:

Câu 1. Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập:

A. Công hội.

B. Đảng thanh niên,

C. Công đoàn.

D. Cơ sở bí mật.

Câu 2. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhăn Việt Nam thời kì này còn lẻ tẻ,  tự phát nhưng ý thức giai cấp phát trỉên nhanh chóng. Đó là đặc điểm cùa phong trào công nhăn Việt Nam trong những năm:

A. Từ năm 1919 đến năm 1920.   

B. Từ năm 1919 đến năm 1925.

C. Từ năm 1919 đến năm 1930.            

D.Từ năm 1919 đến năm 1935.

Câu 3. Năm 1922, cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì đòi:

A. Tăng lương, giảm giờ làm.

B. Các quyền tự do dân chủ.

C. Được nghỉ làm việc ngày chủ nhật có trả lương.

D. Chủ không được ngược đãi công chức người Việt.

Câu 4. Phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là:

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.      

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C.Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D. Đòi các quyền dân chủ.

Câu 5. Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu,  xay gạo diễn ra... tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của:

A. Thuốc lá Thăng Long (Hà Nội).

B. Dệt Nam Định.

C. Diêm cưa Bến Thủy (Nghệ An).  

D. Thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn).

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Nêu mục tiêu, tính chất, mặt tích cực và hạn chế của phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 15 - Lịch sử 9

Câu 1. Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 -1925?

Câu 2. Cuộc bãi công công nhân Ba Son (8 - 1925) có điểm gì mới  trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 16 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khác với các bậc tiền bối, trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã đi sang:

A. Phương Tây tìm đường cứu nước. 

B. Châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C.Châu Phi tìm đường cứu nước.

D. Phương Đông tìm đường cứu nước

Câu 2. Tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và:

A. Lập Hội liên hiệp các thuộc địa.

B. Ra báo “Người cùng khổ”.

C. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 3. Việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn đuợc đánh dấu bằng sự kiện:

A. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6- 1919).

B. Tiếp cận Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7 - 1920).

C. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari.

Câu 4. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo:

A. Đời sống công nhân.

B. Nhân đạo.

C. Người cùng khổ.

D. Tạp chí thư tín quốc tế.

Câu 5. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”?

A. Khi Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.

B. Khi Người đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.

D. Khi Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.

Câu 6. Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến đầu 1923 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở:

A. Liên Xô.               B. Pháp.

C. Trung Quốc.         D. Anh.

Câu 7. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa tại:

A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12 - 1920).

B. Hội nghị Quốc tế nông dân (6 - 1923).

C. Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).         '

D. Đại hội đại biếu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạne Thanh niên.

Câu 8. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo:

A. Đời sống công nhân. 

B. Người cùng khổ (Le Paria).

C. Nhân đạo.       

D. Sự thật.

Câu 9. Nguyễn Ái Quốc rời Pa-ri đi Liên Xô vào:

A. Tháng 3- 1923.

B. Tháng 4 – 1923.

C. Tháng 5 - 1923.

D. Tháng 6- 1923.

Câu 10. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự:

A. Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.

C. Đại hội Quốc tế phụ nữ.

D. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 16 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nguyễn Ái Quốc về Quáng Châu (Trung Quốc) vào năm:

A. Giữa năm 1923  

B. Cuối năm 1923.

C. Đầu năm 1924.    

D. Cuối năm 1924

Câu 2. Trong quá trình hoạt động của mình, để chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân (1924).

B. Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).

C. Ra báo “Thanh niên” (1925).

D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”.

Câu 3. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào năm:

A. Tháng 6 - 1925.

B. Tháng 6 - 1926.

C. Tháng 6 - 1927.

D. Tháng 6 - 1928.

Câu 4. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?

A.33 tuổi.            B. 34 tuổi. 

C. 35 tuổi.           D. 36 tuổi.

Câu 5. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương:

A. Cử thanh niên ưu tú sang học tập tại Liên Xô.

B. Xuất bản báo Thanh niên.

C. Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh.

D.“Vô sản hóa”.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 16 - Lịch sử 9

Câu 1. Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn con đường đi sang phương Tây?

Câu 2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925)?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 17 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Thời gian thành lập Tân Việt Cách mạng đảng:

A. Tháng 4 - 1928.  

B. Tháng 5 - 1928.

C. Tháng 6 - 1928.

D. Tháng 7 - 1928.

Câu 2. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:

A. Công nhân, nông dân.

B. Tư sản, tiểu tư sản.

C. Trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.

D. Thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ .

Câu 3. Tân Việt Cách mạng đảng hoạt động chủ yếu ở:

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C.Nam Kì.

D. Bắc, Trung, Nam Kì.

Câu 4. Đáng Tân Việt tập hợp những:

A. Trí thức trẻ và thanh niên tiêu tư sản.

B. Thanh niên yêu nước.

C. Tất cả mọi thành phần có tư tưởng cứu nước.

D. Công nhân trong các nhà máy.

Câu 5. Các hội viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đã chịu tác động của hệ tư tưởng:

A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 6. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào:

A. Ngày 25 - 10 - 1927.

B. Ngày 25 - 11 - 1927.

C. Ngày 25 - 12 - 1927.

D. Ngày 25 - 1 - 1928.

Câu 7. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng:

A. Chủ nghĩa dân tộc.

B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

D. Chủ nghĩa dân chủ tư sản.

Câu 8. Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động chủ yếu ở:

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Bắc, Trung, Nam Kì

Câu 9. Nhân vật đứng đầu tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Chu Trinh.

C. Tôn Đức Thắng.

D. Nguyễn Thái Học.

Câu 10. Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng:

A. Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, giành quyền lãnh đạo.

C. Đưa giai cấp tư sản Việt Nam lên cầm quyền.

D. Giành độc lập, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 17 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năm 1929, sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng đảng đã dẫn thành lập:

A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.    

D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 2. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là:

A. Báo người nhà quê.

B. Báo búa liềm.

C. Báo Thanh niên.

D. Báo nhân đạo

Câu 3. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào:

A.Tháng 1 - 1929.

B. Tháng 2 - 1929.

C. Tháng 3 - 1929.

D. Tháng 4 - 1929.

Câu 4. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kì gồm có:

A. 5 người.       B. 6 người,

C. 7 người.       D. 8 người.

Câu 5. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập vào:

A.Tháng 3 - 1929.       B. Tháng 4 - 1929.

C. Tháng 5 - 1929.      D. Tháng 6 - 1929

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Trong những năm 1926 - 1927, phong trào công nhân Việt Nam diễn ra như thế nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 17 - Lịch sử 9

Câu 1. Ba tổ chức cộng sản ra đời như thế nào?

Câu 2. Tại sao trong một thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”