Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thực dân Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở Lạng Sơn, vào ngày:
A. 20 - 11 - 1946.
B. 18 -12 - 1946.
C. 19-12 - 1946.
D. 20- 12 - 1946.
Câu 2. Thực dân Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu vào ngày:
A 20 -11- 1946.
B. 18 -12 – 1946.
C. 19-12 - 1946.
D. 20- 12 – 1946.
Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " vào thời điểm:
A. Sáng ngày 19 - 12- 1946.
B. Trưa ngày 19 - 12 - 1946.
C. Chiều ngày 19 - 12- 1946.
D. Tối ngày 19 - 12 - 1946.
Câu 4. Ban Thường vụ trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 đã quyết định:
A. Phát động toàn quốc kháng chiến.
B. Kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Lập ủy ban Kháng chiến.
D. Hưởng ứng Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 5. Địa phương đầu tiên hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
A.Thái Nguyên. B. Hải Phòng.
C. Hà Nội. D. Nghệ An.
Câu 6. Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân của ta là:
A. Kháng chiến toàn diện.
B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ùng hộ từ bên ngoài.
C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 7. Tính chất chính nghĩa của cuộc khủng chiến chống Pháp xâm lược của ta biểu hiện ở:
A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta.
B. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa.
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.
Câu 8. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến là của:
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tổng bí thư Trường chinh.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 9. Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao... nhưng giữ vai trò quyết định lù của mặt trận:
A. Quân sự. B. Chính trị.
C. Kinh tế. D. Ngoại giao.
Câu 10. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của:
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
D. Tổng Bí thư Trường Chinh.