Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 18 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nguyễn Ai Quốc từ đâu về Hương Cảng triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

A. Liên Xô.

B. Pháp.

C. Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Từ Xiêm (Thái Lan).

Câu 2. Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại:

A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 - 1929)

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 - 1930).

C. Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930).

D. Đại hội toàn quốc của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên (5 - 1929).

Câu 3. Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là :

A. Một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

B. Một cuộc cách mạng vô sản.

C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.

Câu 4. Luận cương chinh trị của Đảng Cộng sản Đỏng Dương do:

A. Trần Phú soạn thảo.

B. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,

C. Nguyễn Văn Cừ soạn thảo.

D. Lê Hồng Phong soạn thảo.

Câu 5. Tháng 10 - 1930, Đảng ta đổi tên thành:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Dân chủ Việt nam.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đảng Lao Động Việt nam.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Những điểm chủ yếu trong nội dung Luận cương chính trị tháng10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

A

A

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Những điểm chủ yếu trong nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương:

- Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành thì bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến thực hiện cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

- Lực lượng cách mạng là nông dân và công dân.

- Điều cốt yếu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng là phải có một đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng đó là đội tiên phong của giai cấp, có một đường lối chính trị đúng đắn, kỉ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và trưởng thành trong đấu tranh.