Đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 18 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đầu năm 1930, một yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt nam lúc này là phải:

A. Tuyên truyền tư tưởng vô sản.

B. Có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.

C. Chấm dứt sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.

D. Đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Câu 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được họp tại Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc) với nhiều lí do? Lí do nào sau đây không đúng?

A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.

B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.

C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 3. Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) đã quyết lấy ngày thành lập Đảng là:

A. 6 - 2.            B. 7 – 2.

C. 3-2.              D. 8-2.           

Câu 4. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Nguyễn Ải Quốc là người đại diện cho:

A. Quốc tế Cộng sản.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Những người cộng sản Việt Nam.

D. Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 5. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào:

A. Ngày 24 -2 -1930.

B. Ngày 25 - 2 - 1930.

C. Ngày 26-2 - 1930.

D. Ngày 27 -2 -1930.

Câu 6. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do:

A. Trần Phú soạn thảo.

B. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

C. Nguyễn Văn Cừ soạn thảo.

D. Lê Hồng Phong soạn thảo.

Câu 7. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương do ai soạn thảo:

A.Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Văn Cừ.

C. Lê Hồng Phong.

D. Trần Phú.

Câu 8. Tham gia hội nghị thành lập Đảng có bao nhiêu đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng?

A. 2 đại biểu.

B. 3 đại biểu.

C. 4 đại biểu.

D. 5 đại biểu.

Câu 9. Tham gia hội nghị thành lập Đảng có bao nhiêu đại biểu của An Nam Cộng sản đảng?

A. 2 đại biểu.

B. 3 đại biểu.

C. 4 đại biểu.

D. 5 đại biểu.

Câu 10. Đảng Cộng sán Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa:

A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào dân tộc. dân chủ.

B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân.

C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 18 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nguyễn Ai Quốc từ đâu về Hương Cảng triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

A. Liên Xô.

B. Pháp.

C. Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Từ Xiêm (Thái Lan).

Câu 2. Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại:

A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 - 1929)

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10 - 1930).

C. Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930).

D. Đại hội toàn quốc của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên (5 - 1929).

Câu 3. Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là :

A. Một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

B. Một cuộc cách mạng vô sản.

C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.

Câu 4. Luận cương chinh trị của Đảng Cộng sản Đỏng Dương do:

A. Trần Phú soạn thảo.

B. Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,

C. Nguyễn Văn Cừ soạn thảo.

D. Lê Hồng Phong soạn thảo.

Câu 5. Tháng 10 - 1930, Đảng ta đổi tên thành:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Dân chủ Việt nam.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Đảng Lao Động Việt nam.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Những điểm chủ yếu trong nội dung Luận cương chính trị tháng10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 18 - Lịch sử 9

Câu 1. Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng?

Câu 2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 19 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đỉnh cao của phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh vào:

A. Tháng 5 - 1930.

B. Tháng-7 - 1930.

C. Tháng 9-1930.

D. Tháng 10 -1930.

Câu 2. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở:

A. Anh Sơn (Nghệ An).

B. Hưng Nguyên (Nghệ An).

C. Thanh Chương (Nghệ An).

D. Can Lộc (Hà Tĩnh).

Câu 3.Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ An - Hà Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh:

A. Công - nông tháng 9 - 1930 ở Nghệ - Tĩnh.

B. Biểu tình 1 - 5 - 1930 trên toàn quốc.

C. Biểu tình 12 - 9 - 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

D. Đấu tranh trong cả nước (1930).

Câu 4. Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh đã thành lập các lổ chức q chúng, phát triển mạnh nhất là:

A. Nông hội.  

B. Công hội.

C. Hội phụ nữ giải phóng.

D. Đoàn thanh niên phản đế

Câu 5. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1930, trung tâm của phong trào cách chủ yếu diễn ra ở:

A. Nam Kì.    

B. Trung Kì.

C. Bắc Kì.          

D. Trong cả nước.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Căn cứ vào đâu để nói rằng Xô viết Nghệ - Tình thực sự là chính quyên cách mạng của quần chúng do Đảng lãnh đạo?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 19 - Lịch sử 9

Câu 1. Lập bảng tóm tắt phong trào công nhân và nông dân 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh theo mẫu sau:

Những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ của phong trào

Những sự kiện chính của phong trào

Kết quả và ý nghĩa của phong trào

 

 

 

Câu 2. Vì sao, phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh lại lên cao như vậy?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 19 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào những năm:

A. 1929- 1930.                B. 1929 - 1931.

C. 1929- 1932.                D. 1929 - 1933.

Câu 2. “Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị sa sút nặng nề... ”

Đoạn viết trên đây diễn tả tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì nào?

A. Thời kì 1929 - 1930.

B. Thời kì 1929 - 1933.

C. Thời kì 1929 - 1932. 

D. Thời kì 1932 - 1934.

Câu 3. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp đã:

A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.

B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.

C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.

D. Vừa bóc lột chính quốc, vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 4. Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới dã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực:

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Xuất khẩu.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 5. Từ tháng 2 - 1930, đã nổ ra cuộc hai công của 3000 công nhân:

A. Nhà máy Sợi Nam Định.

B. Nhà máy Diêm, Cưa Bốn Thủy.

C. Đồn điền Phú Riềng.

D. Xưởng sửa chừa Ba Son.

Câu 6. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động vào:

A. Ngày 1 - 5 - 1929.

B. Ngày 1 - 5 - 1930.

C. Ngày 1 - 5 - 1931.

D. Ngày 1 - 5 - 1932

Câu 7. Tháng 2 đến tháng 4 - 1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở:

A. Trung Kì.

B. Bắc Kì.

C. Nam Kì.

D. Trong cả nước.

Câu 8. Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, nơi phong trào phát triển mạnh nhất ở :

A. Hà Nội.

B. Nghệ - Tĩnh.

C. Các tỉnh Bắc Kì.

D. Các tỉnh Nam Kì.

Câu 9. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đuờng phố Hà Nội và những địa phương khác, vào thời gian:

A. Cuối năm 1929 đầu - 1930.

B. Tháng 2 đến tháng 4 - 1930.

C. Ngày 1 - 5 - 1930.

D. Ngày 12- 9 - 1930.

Câu 10. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), ra vào ngày:

A. Ngày 1- 5 - 1930.

B. Ngày 1-5- 1931.

C. Ngay 12-9- 1930.

D. Ngày 12 9 1931.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 20 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năm 1936, Đảng đề ra chủ trương thành lập:

A. Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 2. Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là:

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương.

Câu 3. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kì 1936 - 1939 có gì khác so với thời kì 1930 - 1931?

A. Đấu tranh bí mật.

B. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.

C. Đấu tranh bất hợp pháp.

D. Đấu tranh công khai.

Câu 4. Trong thời kì cách mạng 1936 - 1939, Đảng nêu khẩu hiệu:

A. “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.

C. “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.

D. “Chống phát xít chống chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Câu 5. Tháng 8 - 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào:

A. Đông Dương đại hội.

B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.

C. Vận động người của Đảng vào Viện Dân biểu.

D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 20 - Lịch sử 9

Câu 1. Lập bảng tóm tắt phong trào dân tộc, dân chủ (1936 -1939) theo mẫu sau:

Mục tiêu của phong trào

Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

Kết quả và ý nghĩa của phong trào

 

 

 

Câu 2. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh thời kì 1936 - 1939?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 20- Lịch sử 9

Khoanh tròn một chừ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năm 1933, chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyển ở:

A. Đức, Anh, Pháp.       

B. Đức. l-ta-li-a. Mĩ.

C. Đức, Nhật. I-ta-li-a.  

D. Đức, Pháp. Mĩ.

Câu 2.  Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII vào:

A. Tháng 6 - 1935.

B. Tháng 7 - 1935.

C. Tháng 8 - 1935.

D. Tháng 9 - 1935.

Câu 3. Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là:

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.    

B. Chủ nghĩa thực dân mới.

C. Chủ nghĩa phát xít.          

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 4. Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản đã có chủ trương:

A. Thành lập đảng cộng sản ở mỗi nước.

B. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước.

C. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.

D. Thành lập mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 5. Trong năm 1936, Mặt trận Nhân dân nước nào làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện, lên cầm quyển và ban hành một so chính sách tiến bộ cho các nước thuộc địa?

A. Nước Mĩ.

B. Nước Pháp.

C. Nước Anh.

D. Nước Tây Ban Nha.

Câu 6. Nòng cốt cùa Mặt trận Nhân dân Pháp là:

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Đảng xã hội Pháp.

C. Công nhân Pháp.

D. Nhân dân Pháp.

Câu 7. Dựa trên cơ sở nào, Đảng ta chuyển hưởng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939?

A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.

B. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

C. Tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 8. Đảng ta nhận định, kẻ thù cụ thể truớc mắt của nhân dân Đông Dương thời kì 1936 - 1939 là:

A. Bọn phản động thuộc địa.

B. Chủ nghĩa phát xít.

C. Bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai.

D. Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến.

Câu 9. Thời kì 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương để ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dãn Đông Dương là :

A. Chống phát xít chống chiến tranh.

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.

D. Chống thực dân Pháp giành độc lập và chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày.

Câu 10. Năm 1936, Đảng ta chủ trương thành lập:

A. Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương.

D. Mặt trận Nhân dân Đông Dương.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”