Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 33 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1.  Sau 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1990 - 1995), tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm tăng:

A. 8%.              B. 8,1%.

C. 8.2%.          D. 8,3%.

Câu 2. Trong 5 năm (1996 - 2000) tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là:

A. Tăng 5 %.    B. Tăng 6 %.

C. Tăng 7 %.     D. Tăng 8 %.

Câu 3. Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; cải thiện đời sống nhân dân; tăng cao tích lũy từ nội hộ nền kinh tế. Đó là mục tiêu của :

A. Kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).

B. Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).

C. Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995).

D. Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000).

Câu 4. Trong kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, tư liệu nào sau đây chính xác nhất phản ánh điều đó?

A. uất khẩu đạt 50.6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 60 tỉ  đô la.

B. Xuất khẩu đạt 51,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 61 tỉ đô la.

C. Xuất khẩu đạt 52,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 62 tỉ đô la.

D. Xuất khẩu đạt 53,6 tỉ đô la. nhập khẩu đạt 63 tỉ đô la.

Câu 5. Trong 5 năm (1996 - 2000), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đưa vào nước ta đạt:

A.10 tỉ USD.       B. 11 tỉ USD.

C. 12 tỉ USD.      D. 13 tỉ USD.

II.  PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Phải hiểu đổi mới đất nước đi lên xă hội chủ nghĩa như thế nào?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

D

B

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Phải hiểu đổi mới đất nước đi lên xă hội chủ nghĩa như thế nào?

Đuờng lối đổi mới của đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các Đại hội tiếp sau. Đổi mới phải được hiểu là:

 Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.