Câu 1. Tại sao nói phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960 đã đánh dấu một bước triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, vì:
Từ 1959 - 1960, dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, nhân dân miền Nam đã nổi dậy lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất ở Bến Tre (ngày 17 - 1 - 1960). Từ Bến Tre, phong trào Đồng khởi như nước vỡ bờ nhanh chóng lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ, đồng thời giành được thắng lợi to lớn, tạo ra bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam.
Cách mạng đã giải phóng và làm chủ một vùng nông thôn rộng lớn, giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. Cách mạng miền Nam từ thế đấu tranh để giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960) trở thành trung tâm đoàn kết, tập hợp và lãnh đạo nhân dân miền Nam khán£ chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III được tiến hành trong hoàn cảnh:
Cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng. Ở miền Bắc, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mĩ - Diệm đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960). Sự phát triển của cách mạng hai miền đòi hỏi Đảng ta phải khẳng định đường lối chiến lược và có bước đi phù hợp.
Trong bối cảnh đó, tháng 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 111 của Đảng Lao động Việt Nam được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội.