Đề kiểm tra 15 phút - Chương VI - Phần 2 - Lịch sử 9

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 28 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Pháp rút quân khỏi Hà Nội vào:

A. Ngày 1 - 10 - 1954.  

B. Ngày 10 - 10 - 1954.

C. Ngày 10 - 5 - 1955.  

D. Ngày 10 - 5 - 1956.

Câu 2. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào :

A. Ngày 10 - 10 - 1954. 

B. Ngày 16 - 5 -1954.

C. Ngày 10 - 10 - 1955. 

D. Ngày 16 - 5 - 1955.

Câu 3. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí vào ngày:

A. 21-  5 - 1954.      

B.21 - 6 - 1954.

C. 21 -7 - 1954.   

D.21 - 8- 1954.

Câu 4. Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào và dựng nên chính quyền:

A. Bảo Đại.                

B. Ngô Đình Diệm

C. Trần Trọng Kim.

D. Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 5. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất vào những năm:

A. 1954- 1956.     

B. 1954 - 1957.

C. 1954- 1958.     

D 1954 - I960.

Câu 6. Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, ta tiến hành:

A. 4 đợt cải cách.

B. 5 đợt cải cách.

C. 6 đợt cải cách.

D. 7 đợt cải cách.

Câu 7. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Có vai trò quan trọng nhất.

B. Có vai trò cơ ban nhất,

C. Có vai trò quyết định trực tiếp.

D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 8. Qua các đợt cải cảch ruộng đất ở miền Băc, số hộ nông dân được chia ruộng đất là:

A. 1,5 triệu hộ.           

B. Hơn 2 triệu hộ.

C. 2,5 triệu hộ.

D. Hơn 3 triệu hộ.

Câu 9. Qua các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, ta đã thực hiện triệt để khẩu hiệu:

A. “Tấc đất tấc vàng".

B. “Đánh đổ địa chủ phong kiến”.

C. “Người cày có ruộng”.

D. “Độc lập dân tộc" và “'ruộng đất dân cày”.

Câu 10. Sau đợt cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc:

A. Đã được cơ giới hóa.

B. Đã thay đổi cơ bản.

C. Đã được điện khí hóa.

D. Hoàn toàn giải phóng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 28 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất vào năm:

A. Năm 1954.           B. Năm 1955.

C. Năm 1956.           D. Năm 1957.

Câu 2. Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số xí nghiệp, nhà máy do Nhà nước quản lí là:

A.90 nhà máy, xí nghiệp.

B. 95 nhà máy, xí nghiệp.

C. 97 nhà máy, xí nghiệp.

 D. 100 nhà máy, xí nghiệp.

Câu 3. Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số thợ thủ công so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai tăng:

A. Gấp hai lần.

B. Gấp ba lần.

C. Gấp bốn lần.

D. Gấp năm lần.

Câu 4. Miền Bắc, tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian:

A. 1954- 1956.

B. 1956- 1958.

C. 1958 - 1960.

D. 1954 - 1957.

Câu 5. Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực:

A. Thương nghiệp.

B. Hợp tác hóa nông nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp hóa.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 - 1957)?

 Hướng dẫn giải

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 28 - Lịch sử 9

Câu 1. Tại sao nói phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III được tiến hành trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 29 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) được tiến hành bằng lực lượng:

A. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội Mĩ và quân đồng minh.

D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh.

Câu 2. Năm 1969, lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn lúc cao nhất lên đến:

A. 1 triệu quân.         

B. 1,2 triệu quân.

C. 1,4 triệu quân.   

D. 1,5 triệu quân.

Câu 3. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục hộ ”, Mĩ mở hàng loạt cuộc hành quân:

A. “Tìm diệt” và “bình định”.

B. Đánh vào vùng giải phóng của ta.

C. Lấn chiếm.

D. “Tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng.

Câu 4. Địch tấn công vào Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày:

A. 10 - 8 - 1965.    

B. 18 - 8 - 1965.

C. 28 - 8 - 1965.        

D. 30 - 8 - 1965.

Câu 5. Địa danh được coi như là “Ấp Bắc ” đối với quân Mĩ là:

A. Bình Giã.              B. Vạn Tường.

C.  Chu Lai.              D. Ba Gia.

Câu 6. Mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng:

A. Chiến thắng Áp Bắc.

B. Mùa khô 1965 - 1966.

C. Chiến thắng Vạn Tường.

D. Mùa khô 1966 - 1967.

Câu 7. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện ở chỗ:

A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng.

B. Quân Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.

C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.

D. Vừa tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam, vừa phá hoại miền Bắc.

Câu 8. Mùa khô thứ nhất (1965 - 1966), địch mở đợt phản công với:

A. 2 cuộc hành quân “tìm diệt”.

B. 3 cuộc hành quân “tìm diệt”.

C. 4 cuộc hành quân “tìm diệt”.

D. 5 cuộc hành quân “tìm diệt”.

Câu 9. Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là:

A. Đánh vào vùng giải phóng của ta.

B. Tiêu diệt lực lượng du kích của ta

C. Đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.

D. Đánh vào cơ quan đầu não của ta.

Câu 10. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966), Mĩ nhằm vào hưởng chính:

A. Miền Đông Nam Bộ.

B. Khu V và miền Đông Nam Bộ.

C. Khu V và miền Tây Nam Bộ.

D. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 29 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mùa khô 1966 - 1967, địch thực hiện cuộc hành quân Gian-xơn-Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm mục đích:

A. Tiêu diệt quân chủ lực của ta.

B. Tiêu diệt chủ lực quân giải phóng của ta.

C. Tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

D. Thực hiện âm mưu “tìm diệt’'và “bình định'".

Câu 2. Xuân 1968, ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trên toàn miền Nam mà trọng tâm là:

A.Các đô thị

B. Các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.

C. Các vùng nông thôn.

D. Các “ấp chiến lược”.

Câu 3. Thắng lợi của quân dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) buộc Mĩ phải tuyên bố:

A. Chấm dứt “chien tranh cục bộ”.

B. “Phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.

C. Ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.

D. Rút dần quân Mĩ về nước.

Câu 4. Chiến thắng của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ:

A. Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965).

B. Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).

C. Chiến thẳng mùa khô ( 1966 - 1967).

D. Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).

Câu 5. Tọi ác tàn bạo,  vô nhân đạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đưa chiến tranh ra đánh phá miền Bắc nước ta là:

A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

B. Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá).

C. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. các công trình thủy lợi.

D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ" được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 29 - Lịch sử 9

Câu 1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền Bắc nước ta?

Câu 2. Cuộc chiến đấu và sản xuất của quân dân ta ở miền Bắc nhằm mục đích gì và đáp ứng những yêu cầu gì của cách mạng cả nước?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 30 - Lịch sử 9

Câu 1. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điẻm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Câu 2. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 30 - Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuật ta đã nhanh chóng thắng lợi vào ngày:

A.Ngày 4-3 - 1975.   

B. Ngày 10 - 3 - 1975.

C. Ngày 11 - 3 - 1975.

D. Ngày 24 - 3 - 1975.

Câu 2. Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên ta đánh nghi binh ở:

A. Buôn Ma Thuột.

B. Kon Tum.

C. Gia Lai.

D. Plây-cu - Kon Tum.

Câu 3. Địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành vào ngày:

A.Ngày 10- 3 -1975.

B. Ngày 11 - 3 - 1975.

C. Ngày 12- 3 - 1975.

D. Ngày 13 - 3 - 1975.

Câu 4. Ngày 14-3-1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về:

A. Giữ vùng duyên hải miền Trung.

B. Sài Gòn.

C. Khánh Hòa.

D. Quy Nhơn.

Câu 5. Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng vào ngày:

A. Ngày 10 - 3 - 1975.

B. Ngày 12 - 3 - 1975.

C. Ngày 14 - 3 - 1975.

D. Ngày 24 - 3 - 1975.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.  Kế hoạch giải phóng miền Nam được Đảng đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 30 - Lịch sử 9

Khoanh tròn một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:

Câu 1. Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc đã:

A. Khôi phục xong các cơ sở kinh tế.

B. Hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn trên sông.

D. Tất cả ý trên.

Câu 2. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào:

A. Ngày 25 - 3 - 1973.

B. Ngày 26 - 3 - 1973.

C. Ngày 28 - 3 - 1973.

D. Ngày 29 - 3 - 1973.

Câu 3. Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri. Chúng huy dộng toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch:

A. “Tràn ngập lãnh thổ”.

B. “Bình định - lấn chiếm’' vùng giải phóng.

C. “Bình định có trọng điểm” .

D. “Dồn dân, lập ấp chiến lược”.

Câu 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973), đã nhận định kẻ thù của nhân dân ta là :

A. Ngụy quyền Sài Gòn.

B.  Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.

C. Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

D. Mĩ, quân đồng minh và chính quyền Sài Gòn.

Câu 5. Hội nghị lần thứ 21 của ban chấp hành trung ương Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là:

A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

B. Tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

C. Đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị,ngoại giao.

D. Cả ba ý trên

Câu 6. Ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - xuân vào cuối 1974 đầu 1975 mà trọng tâm là :

A. Đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

C. Trung Bộ và khu V.

D. Mặt trận Trị - Thiên.

Câu 7. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - xuân vào 1974 – 1975 là :

A. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.

B. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ - ngụy.

C. Chiến dịch Đường14 - Phước Long.

D. Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 8. Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1/1975 quân dân ta ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Thắng lợi nào sau đây chưa chính xác?

A. Đánh trả địch trong các cuộc hành quân "bình định – lấn chiếm”.

B. Bảo vệ mở rộng vùng giải phóng.

C. Giải phóng đường 14, thị xã và tỉnh Phước Long.

D. Giải phóng Buôn Ma Thuật.

Câu 9. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị trung ương Đảng đề trong 2 năm, đó là 2 năm:

A. 1972 - 1973.             B. 1973 - 1974

C. 1974 - 1975.             D. 1975 - 1976.

Câu 10. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó:

A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

B. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Nếu thời cơ đến lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”