Đề bài
Câu 1. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấv mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đấy hay hút nhau, vì sao?
A. Đẩy nhau vỉ mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.
B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương.
C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm.
D. Hút nhau vì chúng tích điện khác dấu.
Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:
A. chúng hút lẫn nhau.
B. êlectron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc.
C. một số êlectron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa êlectron nên tích điện âm, còn tóc thiếu êlectron nên tích điện dương.
D. lược nhựa thiếu êlectron, còn tóc thừa êlectron.
Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.
C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.
B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị diện sử dụng nguồn diện là:
A. Đèn pin, rađio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động.
B. Ti vi, rađio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước.
C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin.
D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio.
Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển dộng rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
A .tạo thành dòng điện. B. phát sáng.
C. trở thành vật liệu dẫn điện. D. nóng lên.
Câu 6. Khi nào một vật mang điện tích âm. mang diện tích dương?
Câu 7. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?