Câu 1 . Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
Ngay từ đầu năm 1946. Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 - 1950).
-Kinh tế:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng.
+ Năm 1950, công nghiệp tăng 73%.
+ Hơn 6.000 nhà máy được khỏi phục và xây dựng.
+ Nông nghiệp vượt trước chiến tranh (1939).
- Khoa học - kĩ thuật: Năm 1949. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 2. Chủ nghĩa A-pac-thai nghĩa là:
- "A-pác-thai" có nghĩa là “sự tách biệt chủng tộc". Đây là một chính sách phân biệt chùng tộc cực đoan và tàn bạo cua Đảng Quốc dân - chính đảng của thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ năm 1948. Chú trương tước đi mọi quyền cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội của người da đen.
- Nhà cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, đòi bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, khiến họ phải sống trong những khu riêng hiệt, cách li hoàn toàn với người da trắng.
- Quyền bóc lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi vào hiến pháp.
Câu 3. Những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
- Biến đổi thứ nhất: Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành độc lập.
- Biến dổi thứ hai: Từ khi giành độc lập dân tộcncác nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn (đặc biệt Xin-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới).
- Biến đổi thứ ba: Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á Đồng loạt gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN. Đó là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa hình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong những biến đổi đó biến đổi thứ nhất là trọng nhất vì:
Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành những nước độc lập.
Nhờ các biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi đê xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.