Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Phần 2 - Lịch sử 9

Câu 1. Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925 theo mẫu sau.

Thời gian

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

1911

 

1919

 

1920

Tháng 7

 

Tháng 12

 

1921

 

1923

 

1924

 

6 - 1925

.

Câu 2. Sách lược của Đảng và Chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6 - 3 -1946 có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau như vậy?

Câu 3. Trình bày thời cơ chín muồi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945? Trong các nguyên nhân làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, nguyên nhân nào giữ vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải

Câu 1. Bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ  năm 1911 đến năm 1925 theo mẫu sau.

Thời gian

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

1911

Ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.

1919

Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.

1920

Tháng 7

- Đọc Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

Tháng 12

- Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

1921

Lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Ra báo “Người cùng khổ”.

1923

Dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.

1924

Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản - Đọc tham luận.

6-1925

Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 2. Sách lược của Đảng và Chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6 - 3 -1946 có gì khác nhau ? Tại sao có sự khác nhau như vậy?

- Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước dứng trước muôn vàn khó khăn - thù trong, giặc ngoài; đặc biệt là việc thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta; quân Tưởng tìm cách phá hoại chính quyền cách mạng của ta.

 Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:

+ Trước 6 - 3 - 1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

+ Sau 6 - 3 - 1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.

 Sỡ dĩ có sự khác nhau đó vì:

+ Trước ngày 6 - 3 - 1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đổi phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu.

+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp. Tưởng kí Hiệp với Hoa - Pháp vào 28 - 2 - 1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyên hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng với Tưởng giải pháp phát xít Nhật.

+ Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựạ chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.

+ Việc nhân nhượng với Pháp thể hiện ở việc ta kí với chúng Hiệp định bộ (6 - 3 - 1946) buộc chúng phải cộng nhân nước ta là một quốc gia tự do. Đó chính là cơ sở pháp lí ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.

+ Hòa hoãn với Pháp ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài mà ta biết không thể tránh khỏi.

+ Tỏ rõ thiện chí của ta sẵn sàng thương lượng để kết thúc chiến tranh, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước không muốn chiến tranh tiếp tục xảy ra.

Câu 3. Trình bày thời cơ chín muồi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945? Trong các nguyên nhân làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tá 1945, nguyên nhân nào giữ vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

Thời cơ chín muồi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945:

+ Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, với Chỉ thị của Đảng “Nhật - Pháp bắn: nhau và hành động của chúng ta” một cao trào kháng Nhật bùng nổ mạnh mẽ , tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Quần chúng nhân dân đã sẵn sàng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ khách quan đến.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối. Ngày 14 - 8 - 1945 quân phiệt Nhật đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, làm cho quân Nhật và bọn tay sai ở Đông Dương lo sợ, lâm vào tình trạng khủng hoảng suy sụp.

+ Nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, ủy ban Toàn quốc Khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Từ ngày 14 đến 15-8- 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào đã quyết định phát động Tổng tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh vào.

 Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố trong nước và ngoài nước:

+ Kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại.

+ Nếu trong tình hình thuận lợi đó, quần chúng nhân dân không sẵn sàng, không vùng lên kịp thời thì không thể tạo nên thắng lợi kì diệu của Cách mạng tháng Tám. Vì thế, sự chuẩn bị lực lượng một cách kiên trì được đẩy mạnh trong hoạt động của mặt trận Việt Minh, sự vùng dậy cướp chính quyền trong cả nước ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng có vị trí rất quan trọng.

+ Khi thời cơ khách quan thuận lợi xuất hiện, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định đúng và dũng cảm phát động quần chứng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi một cách nhân chóng. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.