Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 3 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1.  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 2.  Chọn chú thích đúng cho hình sau :

 

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh

d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d        

B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d

C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d        

D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d

Câu 3. Xét các đặc điểm sau

⦁ Thúc quả chóng chín

⦁ ức chế rụng lá và rụng quả

⦁ kìm hãm rụng lá

⦁ rụng quả

⦁ kìm hãm rụng lá

⦁ kìm hãm rụng quả

Đặc điểm nói về vai trò của etilen là

A. (2), (4) và (5)       

B. (2), (3) và (5)

C. (1), (3) và (4)       

D. (2), (5) và (6)

Câu 4.Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

A. hai quá trình liên quan với nhau:  sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

B. ba quá trình không liên quan với nhau:  sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng,  phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Câu 5. Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,

A. khí khổng mở,  ức chế hoa nở

B. hoa nở, khí khổng mở

C. hoa nở, khí khổng đóng

D. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở

Câu 6. Cho các hoocmôn sau

⦁ Auxin

⦁ Xitôkinin

⦁ Gibêrelin

⦁ Êtilen

⦁ Axit abxixic

Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là

A. (1) và (2)        

B. (4)

C. (3)        

D. (4) và (5)

Câu 7. Ơstrogen có vai trò

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể

C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 8. Phitôcrôm Pđ và Pđx Có mối liên hệ với nhau như thế nào?

A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng

B. Hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng

C. Dạng Pđ không chuyển hóa được sang dạng Pđx

D. Dạng Pđx không chuyển hóa được sang dạng Pđ

Câu 9. Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này

A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày

B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày

C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh

D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối

Câu 10. Ở động vật đẻ trứng,  sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi

B. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan

C. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử

D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Câu 11.  Testosterone có vai trò kích thích

A. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở  con đực

B. chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể

C. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy  làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 12. Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tổng hợp protein, kích thích phát triển xương

B. kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì

C. tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp

D. tăng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết để tăng sinh

Câu 13.Cho các ý sau:

⦁ Là sản phẩm của tuyến  trước ngực

⦁ Gây lột xác ở sâu bướm

⦁ Là sản phẩm của thể allata

⦁ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

⦁ Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm

Những đặc điểm trên đúng với hoocmôn ecđixơn là

A. (1), (2) và (3)       

B. (1), (3) và (5)

C. (1), (2) và (4)       

D. (1), (3) và (4)

Câu 14.Hãy ghép các hoocmôn thực vật ở cột A với chức năng chính của nó ở cột B cho phù hợp

A

B

1.Auxin
2.Xitôkinin
3.Gibêrelin
4.Axit abxixic
5.Êtilen

a) thúc đẩy quả xanh chóng chín
b) kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt
c) ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá
d) nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng
e) phá ngủ cho hạt, quả; tạo quả không hạt

Phương án trả lời đúng là:

A. 1-d ; 2-a ; 3-c ; 4-e ; 5-b

B. 1-b ; 2-d ; 3-c ; 4-c ; 5-a

C. 1-a ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-e

D. 1-c ; 2-a ; 3-b ; 4-d ; 5-e

Câu 15. Trong trồng trọt, điều trị hạt nảy mầm và kích thích sự dụng lá, người ta sử dụng

A. AAB       

B. Auxin

C. Gibêrelin       

D. Êtilen

B: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày vai trò của các hoocmon sinh trưởng phát triển?

Câu 2 (2 điểm): Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Nêu ví dụ?

Câu 3 (1 điểm): Nếu người bị lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH vào giai đoạn nào? Tại sao?

Lời giải

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

B

A

C

C

B

6

7

8

9

10

D C A A D
11 12 13 14 15
A A C B A

 

B. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Các hocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống: (1 điểm)

+ Hocmon sinh trưởng của tuyến yên: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào thông qua việc tăng cường tổng hợp Protein, kích thích phát triển xương

+ Tiroxin: do tuyến giáp tiết ra, kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Ở lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc thành ếch

+ Hocmon sinh dục: Testosteron ở con đực hay Estrogen ở con cái có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

-  Các hocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

+ Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm (0.5 điểm)

+ Juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm (0.5 điểm)

Câu 2:

- KN: (0.5 điểm)

+  Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

+ Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

- Phân biệt: (1.5 điểm)

Đặc điểm so sánh

Phát triển không qua biến thái

Phát triển qua biến thái

KN

(0.25 điểm)

là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác con trưởng thành.

Ví dụ

(0.25 điểm)

Người, lợn, bò…

Bướm, châu chấu…

GĐ phôi

 

(0.5 điểm)

Diễn ra trong tử cung của mẹ

Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.

Diễn ra trong trứng đã thụ tinh

Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành  phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng

GĐ hậu phôi

(0.5 điểm)

Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác thành con trưởng thành. 

 

Câu 3:

- Nếu người bị lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH vào giai đoạn trẻ. (0.25 điểm)

- Vì: GĐ này tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh => GH phát huy tác dụng. (0.25 điểm)

Còn GĐ đã trưởng thành, tốc độ sinh trưởng chậm lại => GH không phát huy tác dụng, mà còn có thể gây tác hại như to đầu xương chi. (0.5 điểm)