Câu 1. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối,...
Vật cách điện là vật không cho dòng điện di qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ,...
Câu 2. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Trong kim loại bản chất dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 3.
+ Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện
+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn.
+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh.
Câu 4. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 5. Vì cơ thể người là vật liệu dẫn điện.
Câu 6.
+ Có lợi nếu biết cách sử dụng làm bếp điện, bàn ủi, máy sấy tóc…
+ Có hại nếu ta không kiểm soát được: nhiệt tỏa trên dây dẫn, trong động cơ điện, bóng đèn...
Câu 7. \(V =\dfrac{{120} }{ {600}}= 0,2\,mm/s\)
Câu 8. Hoạt động của đèn điốt dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện.
Câu 9. Khi đèn chiếu hoạt động vừa phát sáng, vừa toả nhiệt nên cần phải có quạt để làm mát máy.
Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị có cầu chì (máy biến thế, TV…) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy.