ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - NGỮ VĂN 10

Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

I.  PHẦN ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán  nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3.  Chỉ ra và nêu  hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa  đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán  nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II.  PHẦN LÀM VĂN 

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn  còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Câu 1. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?( 0.5đ) Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?(0.5đ) Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó ?(1.5đ)

Câu 3. Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ (1.0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“...Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

(Trích “Trao duyên” - “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:

         Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN 

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

     Tôi là viên đá mọn không tên

     Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt

     Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai

     La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi

     Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu

     Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

(Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng?

Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với

Bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa gì?

Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu … anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

II. LÀM VĂN

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn Du, Ngữ văn tập 2 lớp 10)

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU 

       Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.

       Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.” “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.

       “Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói.

       “Không đâu!” – Ông chủ trả lời. “Khi đi về, ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?”

       Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.

(Theo Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003)

Câu 1 : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 : Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3 : Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.

Câu 4 (0,5 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

PHẦN II. LÀM VĂN 

Câu 1 

Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về nhận định Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

[...] Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trao duyên trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Sách Ngữ văn lớp 10, tập 2)

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

Câu 1 :

        Giao thừa ước nguyện cầu an Ra về để lại bất an cho người.

        Chổi tre khua tiếng ngậm ngùi Mồ hôi nhỏ giọt, cho người du xuân.

Đó là những dòng chia sẻ chân tình, tâm huyết của thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du nhân dịp sinh họat chuyên đề giáo dục học sinh về ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Dựa vào ý thơ trên, anh/chị hãy viết văn bản ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

Câu 2 :

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi phường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

(Chí khí anh hùng - Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hạt gạo làng ta

Có bãot háng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ  em xuống cấy…

(Trích“ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)

Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? 

Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” 

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Cảm nhận của anh (chị) về mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích“Trao duyên

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”