I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?
A. 12 năm. B. 13 năm
C. 14 năm D. 15 năm
Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc.
B. Nổi dậy đấu tranh
C. Thỏa hiệp với đế quốc
D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến
Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh - Pháp
D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ. B. Anh
C. Đức D. Nhật
Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới 1 là:
A. 2/4/1917. B. 3/3/1918.
C. 2/11/1918 D. 11/11/1918
Câu 7. Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ tư bản.
B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.
C. Lật đổ chế độ phong kiến.
D. Cả A và B.
Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai. B. Xiêm.
C. Bru nây. D. Xin ga po
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thù địch Anh - Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức-Áo-Hung.
C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;
D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:
A. 1863 B. 1883
C. 1884 D. 1893
Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?
A. Tinh thần yêu nước
B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B chưa đúng.
Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Nền cộng hòa
Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?
A. Tân Sửu. B. Nam Kinh.
C. Bắc Kinh. D. Nhâm Ngọ
Câu 16: Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây
B. Giữ được độc lập
C. Phát triển thành cường quốc
D. Cả A và B
Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa
Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Thất bại thuộc về phe liên minh.
B. Chiến thắng Véc-đoong
C. Mĩ tham chiến.
D. Cách mạng tháng 10 Nga
Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?
A. Sơn Tây. B. Sơn Đông.
C. Trực Lệ. D. Bắc Kinh
Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?
A. 10 triệu người chết.
B. Sự thất bại của phe liên minh
C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga
D. Phong trào yêu nước phát triển
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất? Tại sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
Câu 2. Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam như thế nào?
I. TRẮC NGHIỆM:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | B | C | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | B | C | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | D | C | B | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | D | B | C |
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
a) Kết cục của chiến tranh Thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.
- Tuy nhiên vào giai đọa cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
b) Đế quốc phi nghĩa vì:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí & hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động & nhân dân các nước thuộc địa.
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia & ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.
Câu 2:
Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam:
- Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tháng 6/1925 "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp thành lập nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đào tạo cán bộ cách mạng
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 6/1/1930) lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng mùa xuân (1975)