Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 11

Đề bàiI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương nặng nề về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m

Lời giải

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương nặng nề về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản.

Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản.

Câu 3. Chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản và nêu ngắn gọn tác dụng.

Câu 4. Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng).

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

*Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản.

*Cách giải:

Học sinh đặt tiêu đề phù hợp với nội dung của văn bản.

Có thể đặt tiêu đề như sau: Sức mạnh của tình yêu thương, Trao gửi yêu thương,…

Câu 3:

*Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của câu đặc biệt.

*Cách giải:

Các câu đặc biệt:

- Trừ một cậu bé.

Tác dụng: Thông báo về sự việc vừa xảy ra.

- Tất cả, không trừ một ai!

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người viết.

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Thông điệp rút ra từ đoạn trích: Tình yêu giữa con người với con người trong cuộc sống là điều cốt lõi và quan trọng nhất. Nhờ tình yêu thương mà con người có thể chiến thắng mọi hoàn cảnh.

II. LÀM VĂN

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:                 

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

     • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài, có đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Về phong cách nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng là cây bút chuyên chú phát hiện và phanh phui cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản thành thị với cái nhìn tinh tường cùng lối thể hiện trực diện đến trần trụi và lạnh lùng gần với bác sĩ ngoại khoa ngành giải phẫu.

- Số đỏ được coi là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và cũng là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam trước 1945, xuất bản dưới dạng đăng nhiều kì trên Hà Nội báo, bắt đầu từ số 40, từ ngày 7 – 10 – 1936, in thành sách vào năm 1938.

- Số đỏ ra đời như một sự thể hiện thái độ của Vũ Trọng Phụng đối với các phong trào rầm rộ nhưng nông nổi và hời hợt trong xã hội đô thị Việt Nam những năm 30 của thế kỉ trước.

     • Phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”

a. Cảnh cất đám và đưa đám:

- Âm thanh:

+ Tiếng kèn xuân nữ não nùng

+ Tiếng lốc bốc xoảng và bú dích

+ Kèn Ta, kèn Tây, kèn Ta lần lượt thi nhau rộ lên.

⟶ Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy.

- Hình ảnh: đám tang được tiến hành theo cả lối Ta, lối Tàu, lối Tây (lợn quay đi lọng, ba trăm câu đối, …) ⟶ To tát, linh đình, hổ lốn.

- Người đi đưa tang: đông đúc: “vài ba trăm người”

+ Đại diện cho lớp già: đám tai to mặt lớn bạn thân của cụ cố Hồng.

+ Đại diện lớp trẻ: đám giai thanh gái lịch.

⟶ Đám tang thừa nghi lễ, thiếu tình người.

- Điệp khúc “Đám cứ đi” :

+ “Đám”: nhìn xa là đám tang nhưng lại gần thì lại là đám rước, đám hội.

+ “Cứ đi”: thản nhiên phơi bày sự vô đạo đức giữa thanh thiên bạch nhật, không che giấu, không bận tâm, mặc kệ dư luận.

⟶ Dụng ý tác giả: Đám đông vô tình, vô nghĩa đang dần đi đến sự kết thúc, không thể để tồn tại những loại người này trong xã hội, làm vấy bẩn xã hội ⟶ Một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội thượng lưu thành thị.

b. Cảnh hạ huyệt:

- Được đặc tả bằng hai chi tiết:

+ Tạo dáng chụp ảnh: người thân, người bạn cậu Tú Tân đang diễn trên sân khấu đám tang.

+ Đóng kịch khóc thương và kịp thời tiến hành một cuộc hợp tác trao đổi mua bán  ⟶ Ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài.

Tổng kết