Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 11

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Giải thích sự phát triển của từng giai đoạn?

Câu 2: (4 điểm)

1. So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

2. Nêu cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

3. Nếu là một nhà đầu tư kinh doanh, em có chọn Đông Nam Á để đầu tư không? Giải thích tại sao?

Câu 3: (3 điểm)

Cho bảng số liệu: Sản lựợng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc

Sản phẩm

1985

1995

2004

Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

Điện (tỉ kWh)

390,6

956,0

2187,0

1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004.

2. Nhận xét sự tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004.

Lời giải

Câu 1.

* Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1950: Nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng -> Do Nhật bản là nước bại trận

2. Giai đoạn 1950-1973:

- Là thời kì tăng trƣởng kinh tế “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.

- GDP trung bình: 10%/năm

-> Nguyên nhân:

+ Chú trọng đầu tư và hiện đại hoá CN tăng vốn gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

+ Tập trung cao độ vào các ngành then chốt theo từng giai đoạn.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

+ Sự viện trợ của Mĩ 3. Từ 1973 - 1990:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm

- Nguyên nhân: Khủng hoảng dầu mỏ

4. Từ năm 1991:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại

- Nguyên nhân: do sự cạnh tranh của các nước

5. Hiện nay: Là nền kinh tế thứ 3 thế giới

Câu 2.

1. So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo

Địa hình

Địa hình bị chia cắt mạnh bới các dãy  núi, nhiều đồi núi.

Có một số đồng bằng lớn: ĐBSH, ĐBSCL, ĐB sông Mê Nam

Nhiều đồi núi, núi và  núi lửa

Đồng bằng nhỏ hẹp

Đất đai

Phù sa, đất đỏ badan

Đất đỏ badan màu mỡ

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, một phần lãnh thổ Bắc Việt Nam và Mianma có mùa đông lạnh.

Nhiệt đới gió mùa, xích đạo

Sông ngòi

Dày đặc, nhiều sông lớn: S. Mê Koong, S. Mê Nam

Dày đặc, ngiều nước. Sông ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh

Khoáng sản

Phong phú: dầu mỏ, than, sắt….

Giàu có: dầu mỏ, kim loại

2 . Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN

* Cơ hội:

- Mở rộng thị trường

- Thu hút vốn đầu tư

- Giao lưu, học hỏi tiếp thu khoa học – kĩ thuật

- Giao lưu về văn hóa – xã hội...

* Thách thức:

-  Chịu sự cạnh tranh về thị trƣờng với các nước

- Nguy cơ tụt hậu

- Khác biệt về thể chế chính trị

- Nguy cơ hòa tan văn hóa, xã hội...

3. Nếu là một nhà đầu tư kinh doanh, em có chọn Đông Nam Á để đầu tư không? Giải thích tại sao?

Tùy vào câu trả lời của học sinh (Nếu HS không giải thích được lựa chọn của mình thì không cho điểm)

-  Có (Do Đông Nam Á là khu vực đông dân nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Nhiều tài nguyên thiên nhiên…)

- Không (Nhiều quốc gia trình độ lao động thấp, năng suất lao động chưa

cao, nhiều thiên tai…)

1. Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ cột ghộp nhóm (2 trục tung)

- Chính xác, Khoa học, Thẩm mĩ (Lƣu ý:

+ Học sinh vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm

+ Thiếu số liệu, tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm - trừ 0,25 điểm/ lỗi)

2. Nhận xét

- Các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc có sản lượng cao (SLCM)

Tốc độ tăng trưởng cao

+ Than: tăng 1,7 lần (SLCM)

+ Điện: Tăng 5,6 lần (SLCM)