Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 11

Đề bàiI. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta

Lời giải

Đề bài

I.  PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.  Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó  khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 3. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II.  PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm) .

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

Câu 2(5,0 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Lời giải chi tiết

- Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người nơi núi rừng:

+ Phân tích hình ảnh thiếu nữ xay ngô

+ Phân tích hình ảnh “lô dĩ hồng”

+ Sự chuyển động của thời gian từ chiều đến tối

-> Nhà thơ luôn gắn bó, yêu thương đối với người lao động

- Vẻ đẹp của tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí  Minh:

+ Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống

+ Nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh

+ Phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan trong mọi cảnh ngộ của đời sống

- Nghệ thuật:

+  Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình

+  Từ ngữ cô đọng, hàm súc

+ Biện pháp tu từ

c. Kết bài: Đánh giá, khái quát lại nội dung bài thơ (liên hệ với bản thân)

* Sáng tạo: Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề cần nghị luận.

* Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.