Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.
Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.
(Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013, Nguồn https://tuoitre.vn, 5/9/2013)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 cho đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ
“Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá, nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Từ đó bình luận quan niệm về tình yêu của nhà thơ Hàn Mặc Tử .
Lời giải chi tiết
Ranh giới giữa sống và chết, giữa thực và hư quá đỗi mong manh. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.
- Một tình yêu tuyệt vọng của thi nhân.
+ Ẩn chứa sâu trong khung cảnh sương khói mờ ảo ấy là sự bất lực, nỗi tuyệt vọng của thi nhân.
+ Cảnh vật từ khổ một đến khổ ba biến đổi rõ rệt: từ tươi sáng tràn đầy sức sống đến hiu hắt đượm buồn với cảnh sông nước rồi hư ảo mờ nhòe ở khổ thơ cuối cùng. Tâm trạng thi nhân cũng thay đổi theo cảnh: từ hi vọng đến dự cảm chia tay hoài nghi đến tuyệt vọng.
+ Đại từ phiếm chỉ ― ai xuất hiện trong câu hỏi tu từ ―Ai biết tình ai có đậm đà ? mang nét nghĩa mơ hồ. Câu hỏi tu từ không chỉ thể hiện sự hồ nghi về tình yêu mà còn là sự hồ nghi về tình đời tình người. Trong hoàn cảnh của bản thân hiện tại, chỉ có tình người tình đời mới níu nhà thơ lại với trần gian. Thế mà cái tình kia sao quá đỗi mong manh.
- Bình luận quan niệm về tình yêu của tác giả
Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết phục. Có thể theo huớng sau:
+ Với Hàn Mặc Tử, tình yêu nhuộm màu bi kịch nhưng vẫn trong sáng, thánh thiện. Bởi tình yêu đơn phương vô vọng của một thi sĩ lãng mạn 1930- 1945. Nhà thơ khao khát sống để yêu và được yêu nhưng không thành và bệnh tật nan y đã dày vò thân xác. Tình yêu của thi sĩ còn gắn với tình đời, tình quê.
+Thông qua hình tượng thơ độc đáo sáng tạo, nhà thơ gửi gắm thông điệp gần gũi mới mẻ về tình yêu; góp phần định hướng cho tuổi trẻ có tình yêu đẹp.
3.3. Kết bài:
Kết luận về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. Khẳng định ý nghĩa quan niệm về tình yêu trong sáng tác của Hàn Mặc Tử. Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)