chi tiết
Thứ tự
|
Thời gian
|
Đặc điểm chính
|
Lần 1
|
Ocđôvic - Silua
|
Mất 60% số loài sinh vật biển và nhiều loài ưa ẩm sống ven biển.
San hô phát triển - Động vật không xương sống phân hoá.
|
Lần 2
|
Đêvôn - Cacbon
|
Sự bùng nổ thực vật trên cạn làm mất cân bằng CO2, O2. Tuyệt chủng nhiều loài sinh vật biển.
|
Lần 3
|
Pecmi - Triat
|
95% số loài sinh vật biển và 70% số loài động vật có xương sống trên cạn tuyệt chủng.
Chim, thú xuất hiện từ bò sát cổ.
|
Lần 4
|
Triât - Jura
|
Sự di chuyển lục địa, phun trào núi lửa và khí hậu lạnh toàn cầu. số bò sát sống sót phát triển tạo nên khủng long kỉ Jura.
|
Lần 5
|
Krêta - Đệ Tam
|
Toàn bộ khủng long, hầu hết bò sát biển, chim, côn trùng. Thú phát triển mạnh.
|
Những lần đại tuyệt chủng trước đây của sinh giới có nguyên nhân từ các biến cố tự nhiên như sự di chuyển của các mảng kiến tạo lục địa hay sự va chạm của thiên thạch, nhưng gần đây nhiều nhà khoa học đã bắt đầu bày tỏ một sự lo ngại về một nguyên nhân xuất hiện tự nhiên từ quá trình tiến hoá của loài người.
Sinh thái học có một quy luật phổ biến là các loài ưu thế thường có xu hướng phát triển dẫn tới sự gây hại cho chính mình (tự đào huyệt chôn mình). Sự sống trên bề mặt trái đất hiện nay đã có quá nhiều biến động xấu do chính con người gây ra như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai thác quá mức gây mất cân bằng các hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học.. Vì vậy hơn lúc nào hết, loài người cần kịp thời điều chỉnh lối sống của mình để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, hài hoà với tự nhiên.
Loigiaihay.com