Bài 1
Trên một chuyến xe ôtô đi từ Hà Nội về Nam Định, xe rất đông khách, có nhiều thanh niên ngồi. Nửa đường, xe đỗ để đón một cụ già và một phụ nữ bế cháu nhỏ lên xe. Theo quy định thì ai lên trước ngồi trước; ai lên sau nếu ghế hết chỗ ngồi thì phải đứng, đó là lẽ bình thường. Một anh thanh niên ngồi trên xe nói nhỏ với bạn ngồi bên cạnh : "Ta đứng lên đi để nhường chỗ cho cụ già và mẹ con chị phụ nữ !". Anh bạn ngồi cạnh ngần ngại và không nói gì.
Nếu là em, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào ?
Trả lời :
Nếu là em, em sẽ không ngần ngại mà đứng dậy và nhường ghế cho bà cụ và mẹ con chị phụ nữ.
Bài 2
Nếu em đứng lên hoặc không đứng lên nhường chỗ thì thuộc loại hành động gì ? (Đạo đức hay kỉ luật).
Trả lời :
+ Nếu em đứng lên thì sẽ thể hiện mình là người có đạo đức.
+ Nếu em không đứng lên thì sẽ thể hiện mình là người không có đạo đức.
Bài 3
Vào một đêm cuối năm, trong ngõ nhỏ phố H của ông A có tiếng động, ông A vốn khó ngủ liền nhỏm dậy nghe ngóng... Thấy im ắng, ông A lại lên giựờng nằm. Một lúc sau lại có tiếng động, ông A cho rằng chắc không có chuyện gì, hơn nữa đêm lại giá lạnh, ông A ngủ thiếp...
Sáng sớm hôm sau, bỗng thấy tiếng ồn ào ở nhà bên cạnh - nhà bà B bị trộm bẻ khoá và lấy đi chiếc xe máy.
Ông A chợt nghĩ ngay : "Thì ra đêm qua, tiếng động là do kẻ trộm- đang bẻ khoá nhà bà B". ông A thừ người suy nghĩ.
Theo em, ông A đang nghĩ gì ? ông có vi phạm đạo đức và kĩ luật không ? Vì sao ?
Trả lời :
Theo em, ông A đang nghĩ nhà bà B bị mất trộm là do mình nghe thấy tiếng động nhưng vẫn tiếp tục ngủ, thờ ơ xem như không có chuyện gì xảy ra.
Ông A đã vi phạm đạo đức do ông đã thờ ơ trước tiếng động lạ mà vô tâm cứ thế đi ngủ tiếp. Lẽ ra ông nên tìm hiểu xem đó là tiếng động gì thì có thể phát hiện và cảnh báo với nhà bà B để nhà bà không bị mất trộm và bắt được tên trộm.