a) Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán và các biện pháp để giảm nhẹ tác hại của các thiên tai này ở nước ta
Các vùng hay xảy ra ngập lụt: vùng châu thổ sông Hồng, đồng hằng sông Cửu Long, vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ các sông lớn ở Nam Trung Bộ.
- Biện pháp: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi phù hợp...
* Lũ quét
- Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất (do bị bóc mòn khi có mưa lớn. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Ở miền Trung, vào các tháng X - XII 10 quét cũng xảy ra ở nhiều nơi.
- Biện pháp:
+Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí.
+ Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
* Hạn hán
- Miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng.
- Miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Biện pháp: xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí,...
b) Những vùng hay xảy ra động đất ở nước ta
- Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu.
Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.