* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:
- Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).
- Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.
* So sánh miền Đông và miền Tây:
Tiêu chí
|
Miền Đông
|
Miền Tây
|
Địa hình
|
- Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ
- Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
|
- Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
- D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn,
sơn nguyênTây Tạng, bồn địaTứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ.
|
Sông ngòi
|
- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.
|
- Thượng nguồn các con sông lớn
chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.
|
* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:
- Thuận lợi:
+ Địa hình:
Đồng bằng châu thổ rộng lớn phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp (lúa nước, cây lương thực, hoa màu…), thuận lợi để xây dựng các công trình, nhà máy xí nghiệp…
Các đồng cỏ lón ở phía Tây thuận lợi cho chăn thả gia súc.
+ Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió màu sang ôn đới gió mùa
+ Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .
-> phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.
+ Rừng: vùng đồi núi phía Tây có diện tích rừng rộng lớn và giàu có ⟶ phát triển lâm nghiệp.
+ Khoáng sản: phân bố ở cả hai miền, tập trung chủ yếu ở miền Tây với nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt…), miền Đông nổi tiếng về kim loại màu ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng.
- Khó khăn:
+ Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho việc đi lại và trao đồi hàng hóa, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
+ Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).