Người ta thấy ở văn xuôi Nguyễn Ái Quốc “một nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tấn, hóm hỉnh". Hãy chứng tỏ điều đó qua truyện ngắn Vi hành

Như vậy nghệ thuật trần thuật của Vi hành mang nhiều vẻ độc đáo mới lạ, không chỉ so với văn chương Việt Nam mà còn so với cả văn chương Pháp

Lời giải

Như vậy nghệ thuật trần thuật của Vi hành mang nhiều vẻ độc đáo mới lạ, không chỉ so với văn chương Việt Nam mà còn so với cả văn chương Pháp. Hình thức viết thư không có gì là mời đối với văn học phương Tây nhưng nó lại đi kèm theo một tình huống nhầm lẫn và những nhân vật Á Đông mang chút gì lạ lẫm, thú vị. Lời trần thuật của truyện đi theo cảm xúc người viết thư đã tạo nên cái không khí rất Tây và rất riêng ở đây.

   Nghệ thuật châm biếm vốn cũng đã có truyền thống trong văn học Việt Nam, từ những Hồ Xuân Hương. Nguyễn Khuyến, Tú Xương cho đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí  Minh. Nhưng tiếng cười đa phá, mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc tại có sắc điêu riêng ở chất “uy - mua" rất Pháp, ở niềm tự tin, lạc quan của người chiến sĩ cộng sản. Vi hành là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn và hóm hỉnh.

   Có thể gọi tên tiếng cười ở đây là tiếng cười trí tuệ. Người ta chỉ có thể hiểu được tiếng cười ấy khi có một tầm hiếu biết, nhận thức nhất định. Ấy là lối chỉ trích sắc sảo, không bằng đao to búa lớn mà bằng lối cười ruồi, nói mát. Phải có một trí tuệ, mội bản lình. Lập trường cách mạng vững chắc thì mới có thể sử dụng linh hoạt, hiệu quả thứ vũ khí chiến đấu lợi hại đó. Nhân vật chính -đối tượng châm biếm chủ yếu là Khải Định nhưng điều đặc biệt là hắn không thế trực tiếp xuất hiện trong truyện mà chân tướng vẫn hiện lên rất rõ. Tác giả đã mượn cái nhìn, ý nghĩ của chính đôi trai gái người Pháp cùng ý nghĩ, sự nghi hoặc, giả thiết của mình để soi chiếu, tái hiện hình ảnh tên vua bù nhìn từ nhiều chiều phía. Trong con mắt người Pháp, Khải Định có một trang phục nực cười như mội tên hề: "cái chụp đèn" (mà thực ta là cái nón)  chụp lên cái đầu quấn khăn", "đeo lên người cả  bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm" và có giá trị rẻ tiền hơn cả những trò giai trí rẻ tiền nhất. Phụ họa thêm với những lời mỉa mai khinh rẻ ấy là thái độ đả phá trực tiếp của tác giả trong những lời nghi vấn giả thiết, so sánh, liên hệ. Khải Định, khi hiện lên trong sự đối lập, tương phàn với vua Thuấn, vua Pi-e càng trở nên đáng khinh, càng tám thường, hèn mạt. Có một đoạn văn liên tục xuất hiện những câu hỏi đật ra những giá thiết về mục đích vi hành "không cao thượng" của Khái Định. Các từ ngữ "phải chăng”, “hay là", “hay không luyến láy, tiếp nối như thể tác giả cứ đảo trộn; soi xét, lật đủ mặt này mặt kia để phơi bày trần trụi mọi cái xấu của đối tượng đả kích. Những câu văn thư thoái khỏi cái tính chất '‘tâm sự” của lời viết thư để nói thẳng, nói trúng ý tình người viết thư - người viết truyện.

   Sự sắc sảo của ngòi bút châm biếm còn bộc lộ trong bố cục, kết cấu truyện. Đi từ thời gian hiện tại đến thời gian bao quát, từ một tình huống nhầm lẫn cụ thể đến nhiều tình huống nhầm lần khác, Nguyễn Ái Quốc đã vừa tạo sự bất ngờ thú vị cho người đọc, vừa khẳng định, minh chứng trước chò những điều cẩn nói để lật tẩy hoàn toàn bộ mặt Khải Định. Ớ đây người ta dễ tin chắc vào những chuyện hư cấu. Bơi vì dưới ngòi bút đầy tính chiến đấu của Nguyễn Ái Quốc, sự hư cấu hay không hư cấu, thật hay không thật đều có cái lí do tồn tại của nó, rất rành mạch rõ ràng.

   Ngòi bút Nguyễn Ái Quốc vẫn giữ được vẻ tươi tắn, hóm hỉnh của một tâm hồn trẻ trung, một tinh thần người chiến sĩ cách mạng luôn lạc quan, tin tưởng. Vi hành có tiếng cười giàu sắc điệu, ở đó có chất thâm thúy của người từng trải thông thuộc kinh sử lẫn chất tinh nghịch vui đùa của tuổi trẻ. Cho nên thái độ đả kích của tác giả cũng vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa bộc lộ khách quan vừa bộc lộ chủ quan. Lối nói ngược, nói mát ở đây dường như có thấp thoáng cả sự hiếu thắng thường thấy ở tuổi thanh niên. Sự bình luận: "Đó là nqười phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy" hay sự so sánh cái nón như "cái chụp đèn chụp lên cái đầu quẩn khăn”, cái dư vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác mẹ hiền rình con thư chập chững bước đi thứ nhất", các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng" rõ ràng có cái hóm hỉnh, đùa vùi rất thoải mái, thú vị. Còn giọng điệu trần thuật, sự biểu lộ tình cảm của đối trai gái của “tôi" với cô em họ cũng có cái tươi tắn trẻ trung rất hấp dẫn. Những yếu tố ấy đã tạo nên da thịt cho câu truyện, đã đẫn một ý tưởng, nội dung chính trị đi vào lòng người hồn nhiên, dễ dàng như một chuyện giải trí thú vị.

   Đi vào thế giới nghệ thuật Vi hành, ta bắt gặp sự phong phú, tầng lớp của bao yếu tố thi pháp; giọng điệu, hình ảnh, tiếng cười châm biếm và cả tâm trạng, cảm xúc tác giả. Tâm trạng ấy không chỉ xuôi chiều trong sự đùa vui, mỉa mai giễu cợt mà còn có cả lòng căm ghét kẻ thù lẫn nỗi đau, nỗi nhục mất nước. Lòng yêu nước nhiều khi còn được bộc lộ một cách chua chát trong giọng văn như là nghịch lí, ngược đời : “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiều hãnh được có một vị hoàng đế". Ngòi bút đầy tính chiến đấu của Nguyễn Ái Quốc đã phát huy đắc lực tác dụng của nó ngay cả khi đụng chạm đến những nỗi niềm riêng tư sâu kín.

   Vi hành là một vũ khí cách mạng thực sự mà ở đó, tính nghệ thuật của tác phẩm đã mài sắc, vót nhọn nó, và trang điểm trang sức cho nó nữa.


Bài Tập và lời giải

Tại sao tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng?

Tại sao tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng ?

Xem lời giải

Bài 1 trang 50 SGK Sinh học 11

Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất thực vật?

Xem lời giải

Bài 2 trang 50 SGK Sinh học 11

Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế?

Xem lời giải

Bài 3 trang 50 SGK Sinh học 11

Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp?

Xem lời giải