Phân tích giá trị nghệ thuật của khổ thơ 2, 3 trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo: "Tây Ban Nha...tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy"

" Tây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏLor-ca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng dutiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảy

Lời giải

               " Tây Ban Nha

                hát nghêu ngao

                bỗng kinh hoàng

                áo choàng bê bết đỏ

                Lor-ca bị điệu về bãi bắn

                chàng đi như người mộng du

                tiếng ghi-ta nâu

                bầu trời cô gái ấy

                tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

                tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

                tiếng ghi-ta ròng ròng

                máu chảy."

        Trong hai khổ này (khổ 2 và 3 - bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca) nhà thơ Thanh Thảo đã tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-­ca. Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-ca là khi ông bị bọn phát xít sát hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang.

        Khổ thơ thứ hai và thứ ba tập trung khắc đậm ấn tượng về cái chết bi phẫn đó. Để làm nổi bật được điều này, nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng hai biện pháp tu từ nổi bật là phép đối lập và phép nhân hóa. Trong phép đối lập, nhà thơ đã đem sự tự do của người nghệ sĩ đối lập với bạo lực và sự tàn bạo của bọn phát xít; đem tiếng hát yêu đời, vô tư của Lor-ca đối lập với hiện thực phũ phàng đến “kinh hoàng”, đầy máu me (“áo choàng bê bết đỏ”, “tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”). Và trên hết là sự đối lập giữa tình yêu cái đẹp với những thế lực dã man tàn bạo. Trong phép nhân hóa, nhà thơ đã có một hình ảnh nhân hóa khá độc đáo: nhà thơ đã nhân hóa "tiếng ghi-ta" thành một nhân vật (Lor-ca), một cá thể con người đang “ròng ròng máu chảy”. Cách nhân hóa này có sức ám ảnh rất đặc biệt, có sức gợi cảm rất lớn, nó vừa nói lên nỗi bi phẫn của Lor-ca, vừa gợi lên nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước tấn bi kịch của Lor-ca. Với cách nhân hóa này, nhà thơ Thanh Thảo đã cho chúng ta thấy: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thành cả sinh thể, thân thể.

         Ngoài ra trong hai khổ thơ này, nhà thơ Thanh Thảo còn sử dụng biện pháp hoán dụ: dùng "tiếng hát" để chỉ Gar-xi-a Lor-ca, dùng “ áo choàng bê bết đỏ” chỉ cho cái chết của Lor-ca. Trong hai khổ thơ này còn dùng biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao: “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn”. Chúng ta có thể xem những so sánh này là những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu, về cái đẹp,về cái chết, về nỗi đau...

          Tóm lại, trong hai khổ thớ thứ hai và thứ ba của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca nhà thơ Thanh Thảo đã đan dệt bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, có khi những biện pháp nghệ thuật này tách bạch ra; có khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-ca một cách sinh động, đầy gợi cảm.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”