Soạn bài Lòng yêu nước - Ngắn gọn nhất

 I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Nêu đại ý của bài văn:

   Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

   Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

Câu 2:

a. Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất…hơi rượu mạnh”.

- Câu kết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b. Trình tự lập luận trong đoạn văn:

   Lập luận của đoạn văn rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng phân hợp:

   Ví dụ:

- Câu đầu tiên: nửa câu đầu nêu ý khái quát, nửa sau để ví dụ chứng minh.

- Câu 2: Khái quát một khía cạnh quan trọng khác của tư tưởng chủ đề: lòng yêu nước.

- Câu 3: Vừa triển khai ý của hai câu trên vừa nêu nhận định mới về lòng yêu nước quê hương, đất nước.

Lời giải


Câu 3:

* Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

- Người vùng Bắc nhớ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu.

- Người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường , cái bằng lặng của trưa hè ánh vàng.

- Người xứ Gru-di-a: khí trời núi cao, những tảng đá rực sáng…

- Người Lê-nin-grát nhớ: sương mù quê hương, dòng sông Neeva và đường bệ như nước Nga, tượng bằng đồng tạc những con chiến mã…

- Người Mát-xcơ-va nhớ điện Krem-li, những tháp cổ xưa…

* Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.

Câu 4: Câu văn thâu tóm chân lí là:

   “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

II. LUYỆN TẬP:

   Nếu nói vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình thì em sẽ nói:

- Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp: đầm sen, những cánh đồng thơm mát…

- Nổi tiếng với nhiều chùa chiền.

- Mái đình cổ kính, rêu phong

- Nhiều cây cổ thụ trên trăm tuổi…