Soạn bài Lòng yêu nước

1. Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).

Lời giải

Trả lời:

Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

2. Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết:

a) Câu mở đầu và câu kết đoạn.

b) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

-  Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b) Lập luận của đoạn văn rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng - phân - hợp trong từng đoạn nhỏ. Chẳng hạn:

 - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

   + Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.

Trả lời:

Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đểu nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

-  Người vùng Bắc nhớ: Những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng "cô nàng "gọi đùa người yêu.

-   Người xứ U-crai-na nhớ: Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng ánh ...

-   Người xứ Gru-di-a nhớ: Khí trời của núi cao, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ rong bọc đựng rượu bằng da dê..

-  Người Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã ...

-   Người Mát-xcơ-va nhớ: điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa.

*  Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả cái thần của sự vật và đặc biệt là miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.

4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy

 Trả lời:

Câu văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước: Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

LUYỆN TẬP

Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?

Trả lời:

Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,.. 

Ví dụ: Danh lam thắng cảnh: 

1. Mở bài

Giới thiệu: Một trong những kiến trúc rất độc đáo, một ngôi chùa gắn liền với lịch sử đó chính là chùa Một Cột

2. Thân bài

 a. Nguồn gốc, xuất xứ

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông (Lý Phật Mà). Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng.

-    Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.

-    Theo một xuất xứ khác, theo văn bia dựng năm Canh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đại ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hai Thông thời Đường... dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Ọuan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy.

-     Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng.

-    Khi Lý Thái Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đi nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng . Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử.

-    Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột được mở ra việc thờ cúng...”

b. Kết cấu

-    Tòa đài sen (Liên Hoa Đài), được quen gợi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều ba mét, mái cong dựng lên cột đá hình trụ cao bốn mét (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2 mét.

-     Trụ đá gồm hai khốỉ, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền.

-    Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt một cột đá.

-    Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tương tượng lãng mạn đầy tinh vi hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gồ bằng thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.

-    Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông).

-    Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch.

c. Ý nghĩa

-     Chùa Một Cột là nguồn khơi gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam.

-     Là một trong những hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội ngày nay.

3. Kết bài

-     Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa độc đáo.

-     Chúng ta cần phải gìn giữ và mang hình ảnh của chùa đến với bạn bè quốc tế năm châu.