Chất oxi hóa là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng => a-4
Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng => b-1
Sự oxi hóa là sự nhường e => c-5
Sự khử là sự nhận e => d-6
Câu 17.2.
Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử?
A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí (sủi bọt)
C. Màu sắc của các chất thay đổi
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
=> Chọn D
Câu 17.3.
Trong phản ứng: \(C{l_2} + {H_2}O \to HCl + HClO\), các nguyên tử Cl
A. bị oxi hoá.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Ta có:
\({\mathop {Cl_2}\limits^0} + {H_2}O \to H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + H\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O\)
Số oxi hóa của Cl vừa tăng, vừa giảm => Cl vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
=> Chọn C
Câu 17.4.
Trong phản ứng: \(2Na + C{l_2} \to 2NaCl\), các nguyên tử Na
A. bị oxi hoá.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Ta có:
\(2\mathop {Na}\limits^0 + C{l_2}\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl\)
Số oxi hóa của Na tăng => Na bị oxi hóa
=> Chọn A
Câu 17.5.
Cho phản ứng: \({M_2}{O_x} + HN{O_3} \to M{(N{O_3})_3} + ...\)Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là
A. x = 1 B. x = 2.
C. x = 1 hoặc x =2 D. x = 3.
Để phản ứng thuộc phản ứng trao đổi thì số oxi hóa của M không đổi
Số oxi hóa của M sau phản ứng là +3 => x = 3
=> Chọn D