Bài 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 trang 54 SBT Hóa học 10

Câu 23.1.

Phản ứng của khí \(Cl_2\) với khí \(H_2\) xảy ra ở điều kiện nào sau đây ?

A. Nhiệt độ thấp dưới 0°C.

B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25°C.

C. Trong bóng tối.

D. Có chiếu sáng.

Lời giải

Khí \(Cl_2\) phản ứng với khí \(H_2\) trong điều kiện chiếu sáng.

=> Chọn D

Câu 23.2.

Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?

A. \({H_2} + C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2HCl\)

B. \(C{l_2} + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HCl + HClO\)

C. \(C{l_2} + S{O_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}2HCl + {H_2}S{O_4}\)

D. \(NaC{l_{(r)}} + {H_2}S{O_{4(dac)}}\xrightarrow{{{t^o}}}NaHS{O_4} + HCl\)

Phương pháp điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm là: 

\(NaC{l_{(r)}} + {H_2}S{O_{4(dac)}}\xrightarrow{{{t^o}}}NaHS{O_4} + HCl\)

=> Chọn D

Câu 23.3.

Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua ?

A. \(P_2O_5\).                                            

B. NaOH rắn.

C. Axit sunfuric đậm đặc.           

D. \(CaCl_2\) khan.

NaOH rắn không được dùng để làm khô khí HCl vì xảy ra phản ứng:

\(HCl + NaOH\xrightarrow{{}}NaCl + {H_2}O\)

=> Chọn B

Câu 23.4.

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?

A. \(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)

B. \(2HCl + Mg(OH)_2→ MgCl_2 + 2H_2O\)

C. \(2HCl + CuO → CuCl_2 + H_2O\)

D. \(2HCl + Zn → ZnCl_2 + H_2\)

A. \(2\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2e\)

B, C. HCl không thay đổi số oxi hóa

D. \(2\mathop H\limits^{ + 1}  + 2e \to \mathop {{H_2}}\limits^0 \)

=> Chọn A