Nhận biết được dung dịch FeCl3 do có màu vàng, các dung dịch còn lại đều không màu.
- Nhỏ dung dịch FeCl3 vào từng dung dịch trong ống nghiệm riêng. Nhận ra được dung dịch AgNO3 do xuất hiện kết tủa trắng AgCl và nhận ra được dung dịch KOH do tạo thành kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ :
FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl
- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vừa nhận biết được cho đến dư vào từng dung dịch còn lại là Al(NO3)3 và NH4NO3
Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa keo tan khi thêm dung dịch KOH, dung dịch đó là Al(NO3)3 :
Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3↓+ 3KNO3
Al(OH)3 + KOH → KAlO2(dd) + 2H2O
Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay ra khi đun nóng nhẹ, dung dịch đó là NH4NO3 :
NH4NO3 + KOH → KNO3 +NH3↑(mùi khai) + H2O