Tên bài thực hành: Hệ sinh thái
Họ và tên học sinh:
Lớp:
1. Kiến thức lí thuyết.
- Các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng là
+ Cỏ, châu chấu, gà, thỏ, sói, diều hâu, người: môi trường trên cạn.
+ Vi sinh vật, giun đất: môi trường trong đất.
+ Ếch: môi trường cạn và môi trường nước.
+ Rêu, tôm, cá: môi trường nước.
- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
+ Cỏ (sinh vật sản xuất) → thỏ (động vật ăn thực vật) → sói (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
+ Lá ngô (sinh vật sản xuất) → châu chấu (động vật ăn thực vật) → ếch (động vật ăn thịt) → gà rừng (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
+ Rêu (sinh vật sản xuất) → Tôm (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Cá (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Người (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Vi sinh vật (sinh vật phân giải).
2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái. Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
- Cảm nhận :
Sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái em cũng như và các bạn cảm thấy rất vui và thú vị vì được tìm hiểu về các mối quan hệ của các sinh vật với nhau ; mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của nó . Buổi học hôm nay còn giúp em hiểu thêm về thế giới tự nhiên ,giúp chúng em gắn bó với thiên nhiên và yêu thiên nhiên
Em cảm thấy mình cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ các hệ sinh thái trên Trái đất đặc biệt là hệ sinh thái ở địa phương em .
- Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:
+ Tránh chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống
+ Phải xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường
+ Tránh bắt, giết các loài sinh vật quá nhiều phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống