Hãy đánh dấu × vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.
Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật
Ví dụ |
Quần thể sinh vật |
Không phải quần thể sinh vật |
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo, lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. |
|
|
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam |
|
|
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. |
|
|
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. |
|
|
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên đồng. |
|
|
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?
- Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.
Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?
Loài sinh vật |
Nhóm tuổi trước sinh sản |
Nhóm tuổi đang sinh sản |
Nhóm tuổi sau sinh sản |
Chuột đồng |
50 con/ ha |
48 con/ ha |
10 con/ha |
Chim trĩ |
75 con/ ha |
25 con /ha |
5 con/ha |
Nai |
15 con/ha |
50con/ha |
5 con/ha |
Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?