Bình giảng bài thơ Giải đi sớm (I và II) của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.

Đây là chùm thơ gồm nhiều bài, một hiện tượng phổ biến trong thơ cổ (chẳng hạn, Đỗ Phủ có Khương thôn: ba bài, Thu hứng: tám bài. . . ), Nhưng giữa các bài có liên hệ với nhau

Lời giải

   Đây là chùm thơ gồm nhiều bài, một hiện tượng phổ biến trong thơ cổ (chẳng hạn, Đỗ Phủ có Khương thôn: ba bài, Thu hứng: tám bài...), Nhưng giữa các bài có liên hệ với nhau.

   THÂN BÀI

   Trong thơ cổ, đầu đề bài thơ (thi đề) thường chỉ có tứ thơ, ý thơ (ví dụ bài Đêm dài của Tú Xương là nói tình cảnh đêm dài, bài Hỏi gió của Tản Đà thể hiện cuộc hỏi gió). Ở đây, đầu dề Giải đi sớm là nói về việc giải đi sớm với hai ý: Thời gian rất sớm và việc giải đi xa xôi.

   Câu 1 là phá đề, đọc một cái là thấy sớm ngay:

   Gà gáy một lần đêm chửa tan

  Gà gáy một lần là gáy lần đầu, mới quá nửa đêm. Đêm chửa tan là trời đã chuyển sang ngày mới nhưng chưa tang tảng sáng. Chữ “sớm” của ta vẫn chưa gợi được mức độ sớm như thế.

   Câu 2 vẫn nói tiếp về trời sớm: “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Nguyên là "Bầy sao theo trăng hiện lên trên núi thu”, nghĩa là lúc ấy, ngoài trăng sao ra không có ai thức dậy cả. Ấy thế mà người tù đã bị giải trên đường.

   Câu 3 mới đề cập tới việc bị giải đi, nhưng câu thơ không nói chút gì về việc người bị giải cả:

   Người đi đã ở trên đường xa. Câu thơ dịch khá hay: Người đi cất bước trên đường thẳm. Mới bắt đầu đi mà đã thấy đường xa rồi. Những từ “chinh nhân”, ''chinh đồ” gợi lại bao cảnh người đi trên đường xa trong quá khứ.

   Câu 4 nguyên văn chữ Hán là “Nghênh diện thu phong trận trận hàn”, thường không được dịch thật chính xác. Chẳng hạn “Mặt đón gió thu từng trận từng trận lạnh". "Nghênh diện” là phả vào mặt, thổi ngược vào mặt (nếu muốn nói “Mặt đón” thì chữ Hán phải viết là “Diện nghênh"). Cả câu nghĩa là từng cơn gió thu lạnh buốt pha vào mặt.

   Cả một cảnh giải đi sớm khổ sở hiện lên mồn một: Trời khuya, đường xa, gió lạnh. Tuy bị giải đi, nhưng người đi ở đây không hề cảm thấy điều đó, trái lại cảm thấy như cảnh đi sớm đường trường thường gặp trong thơ Đường, giống Sơn thôn táo hành của Ôn Đình Quân.

   Nhưng ý thơ sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bài 2. Đây là mối liên hệ bên trong của chùm thơ hai bài.

   Nếu bài một, trời chưa sáng, thì tiếp theo ở bài này, trời đã rạng dông:

   Phương đông màu trắng đã thành hồng

   Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không

   Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

   Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng

   Cả hai truyền đạt một sự thay đổi, bừng sáng đột ngột, mau lẹ (chữ đã, chữ sớm nói rõ điều này) toàn bộ. Chú ý câu nguyên tác “Màu trắng đã thành hồng" tức không còn màu trắng nữa. Câu 2 nói tàn dư bóng tối đã biến mất từ bao giờ. 

   Ý câu 3: "Hơi ấm bao trùm vũ trụ", tức là toàn bộ, không đâu còn hơi lạnh nữa. Chính lúc ấy thi hứng của nhà thơ bỗng trở nên nồng nàn.

   Bài thơ là một bức tranh phong cảnh sớm mai bao la, hùng vĩ. khí dương thắng khí âm, ánh sáng thắng bóng tối, ấm áp thắng lạnh lẽo, đem lại biết bao hứng khởi, sảng khoái, lạc quan cho một ngày mới! Và lẽ nào thiên nhiên không gợi ý cho tác giả một niềm tin vào quy luật bi cực thái lai trong đời sống xã hội, và tương lai cách mạng nước nhà, một cảm hứng khá nhất quán của Hồ Chí Minh, tạo thành ý thơ nồng nàn ở đây?

   KẾT BÀI

   Bài thơ nhan đề là Giải đi sớm mà toàn bài hầu như chỉ nói tới thiên nhiên, tới cảm hứng trời sớm mà bỏ qua cái chuyện "giải đi” rất đời thường. Sự tương phản giữa thực tế khổ ải và tự do nội tâm, một lần nữa khẳng định tư thế ung dung, chủ động, đứng trên nghịch cảnh của nhà thơ Hồ Chí Minh.


Bài Tập và lời giải

Câu 1 trang 34 SGK GDCD lớp 11
Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Xem lời giải

Câu 2 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây? 

Xem lời giải

Câu 3 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Xem lời giải

Câu 4 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

Xem lời giải

Câu 5 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

Xem lời giải

Câu 6 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

Xem lời giải

Câu 7 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.

Xem lời giải

Câu 8 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.

Xem lời giải

Câu 9 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

Xem lời giải

Câu 10 trang 35 SGK GDCD lớp 11
Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị?

Xem lời giải