Ca dao, dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. Đó là những tình cảm ấm áp, mặn mà dành cho gia đình, bạn bè, quê huơng đất nước, và cả những kiếp người khổ đau khốn cùng trong xã hội. Những lời ca nghĩa tình sâu nặng trước hết được dành để ngợi ca công ơn sinh thành dưỡng dục như trời như bể của cha mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Chính những ân nghĩa sâu nặng ấy đã nhắc nhở chúng ta:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Viết về tình cảm bạn bè, ca dao cũng hết lời ca ngợi:
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cùng bàng ăn quả đào tiên trong chùa”.
Không chỉ bày tỏ đối với những người thân yêu, ca dao còn bộc lộ niềm tự hào về quê hương gấm vóc, giàu truyền thống của mỗi người. Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, nơi đâu cũng có quyền kiêu hãnh về vẻ đẹp độc đáo của mình:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ";
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”;
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen”,...
Không dừng lại ở đó, ca dao còn thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả khi dành những yêu thương, đồng cảm cho những kiếp người bất hạnh. Đó là những người phụ nữ, những người nông dân,... trong xã hội xưa. Chao ôi. dưới chế độ phong kiến, thân phận những kiếp người ấy sao nhỏ bé, mong manh đến vậy!
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?;
“Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”