Câu 1.
+ Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép
+ Đơn vị đo áp suất là N/m\(^2\)
+ Để tăng áp suất thì ta cần: Tăng áp lực, hoặc giảm diện tích bị ép.
Câu 2.
a) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là :
Thể tích miếng gỗ là: \(V = 0,5.0,3.2 = 0,3\,m^3\)
Khối lượng miếng gỗ là: \(m = D.V= 5000.0,3 = 1500 \,kg\)
Trọng lượng miếng gỗ là: \(P = 10m = 10.1500 = 15000\,N\)
Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt \(S_1= 0,5 . 2 = 1 (m^2)\) có diện tích lớn nhất. Vì vậy, nếu cho khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và có giá trị: \(P_1 = 15000 : 1 = 15000 (N/m ).\)
b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi ta có
Thể tích miếng gỗ là : \(V = 1. 0,6 . 4 = 2,4\,m^3\)
Khối lượng miếng gỗ là: \(m =D.V = 5000.2,4 = 12.000\, kg\)
Trọng lượng miếng gỗ là: \(P =10m = 10.12000 = 120.000\,N\)
Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích \(S_1 = 1.4 = 4\,m^2\)
vì vậy \(p_1 = 120000 : 4 = 30000\,N/m^2\) .
Vậy áp suất tăng lên gấp đôi.