A .TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
A. Q = mc(t\(_2\) - t\(_1\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t\(_1\) +t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.
Câu 2. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối Iượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm.A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước.
C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.
D. Đưòng I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.
Câu 3. Trong động cơ nổ 4 kì, thì trong kì nào động cơ sinh công có ích :
A. Kì thứ nhất. B. Kì thứ hai.
C. Kì thứ ba. D. Kì thứ tư.
Câu 4. Để đun m (kg) nước từ 20°C nóng lên 100°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khối lượng dầu là 33,6 (g). Biết nhiệt dung riêng của nước là
c\(_a\) = 4200 J/kgK; năng suất tỏa nhiệt cùa dầu là q\(_d\) = 44.10\(^6\) J/kg. Hỏi khối lượng m (kg) nước bằng bao nhiêu?
A .44g. B. 440g.
C. 44kg D. 4,4kg
Câu 5. Pha m (g) nước ở 100°C vào 50g nước ở 30°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là :
A. 10g B. 20g.
C. 30g D. 40g
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Một tấm đồng khối lượng 32,5g ở nhiệt độ 200°C, được cho vào nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 60g chứa 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hệ là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng cùa đồng và nưóc lần lượt là c\(_d\) = 400J/kgK và c\(_n\) = 4200J/kgK.