Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghệm

Câu 1: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha lũy thừa            B. Pha tiềm phát

C. Pha cân bằng           D. Pha suy vong

Câu 2: Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Pha cân bằng           B. Pha lũy thừa

C. Pha tiềm phát          D. Pha suy vong

Câu 3: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.

B. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.

C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.

D. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Câu 5: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?

A. Pha cân bằng và pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát và pha suy vong

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng

D. Pha cân bằng và pha suy vong

Câu 6: Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì trong số các vi sinh vật dưới đây, vi sinh vật nào có thời gian thế hệ dài nhất?

A. Vi khuẩn lactic        B. Vi khuẩn lao

C. Trùng giày               D. Vi khuẩn tả                         

II. Tự luận

Câu 1. Nêu ảnh hưởng của các nhân tố hóa học đến sự sinh trưởng của VSV?

Câu 2. Một vi khuẩn hình cầu có khối lượng 5 x 10-13 gam có g=20 phút. Trong điều kiện tiêu chuẩn thì thời gian để vi khuẩn trên đạt tới khối lượng 6 x 1027 là bao nhiêu?

Lời giải

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

A

C

A

A

B

C

II. Tư luận

Câu 1.

Chất dinh dưỡng

   - Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,… được xem là các chất dinh dưỡng.

   - Một số chất vô cơ (Zn, Mo,…) và một số chất hữu cơ (vitamin, axit amin,…) cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng với hàm lượng rất ít được gọi là các nhân tố sinh trưởng.

   - Dựa vào khả năng tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng, người ta phân chia vi sinh vật thành 2 nhóm chính, đó là vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.

 Chất ức chế sinh trưởng

   - Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.

   - Hiện nay, những chất hoá học phổ biến dùng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được xếp vào một trong các nhóm sau :

   + Các hợp chất phênol

   + Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)

   + Iôt, rượu iôt (2%)

   + Clo (natri hipôclorit), cloramin

   + Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,…)

   + Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)

   + Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)

   + Các chất kháng sinh

Câu 2.

Vi khuẩn đạt tới khối lượng 6 x 10 27thì số lượng vi khuẩn tương ứng là: (6x1027) : (5x10-13)=1,2x1040

=> vi khuẩn đã trải qua log(1,2x10^40) : log2 =133,14016 lần phân bào 
=> thời gian để vi khuẩn đạt tới khối lượng 6x1027 gam là:
                          133,14016 x 20 : 60 =44,3801 (giờ)